CUỐN SÁCH SỐ 1 VỀ LÀM VIỆC - Trang 176

Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng;

Hạn chế các đồ uống có cồn;

Không hút thuốc (lâu dài);

Tập yoga, thiền, ...

Bạn cũng có thể sắp xếp ngày làm việc của mình theo hướng

giảm thiểu tác động của các yếu tố gây căng thẳng. Chúng ta đã đề
cập chi tiết về các kỹ thuật quản lý thời gian trong

. Nếu

có thể, bạn nên lập danh sách các việc phải làm hàng ngày và sắp
xếp chúng theo mức độ ưu tiên. Xử lý những nhiệm vụ “khó nhằn”
nhất trước và cảm giác thành công khi vừa hoàn thành một công
việc khó khăn sẽ giúp bạn giải quyết những việc còn lại dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy bị ngập lụt với quá nhiều công

việc dang dở, hãy ủy thác cho người khác nếu có thể. Chẳng có gì
phải xấu hổ khi nhờ người khác giúp đỡ; sếp của bạn chắc chắn
sẽ muốn công việc được hoàn thành tốt hơn là bị làm một cách vội
vàng.

Căng thẳng được coi là một căn bệnh đặc biệt nghiêm trọng với

những triệu chứng khó kiểm soát. Cần tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên
nghiệp từ các bác sĩ, tư vấn viên hay thậm chí là từ giám đốc nhân
sự của bạn, nếu những triệu chứng căng thẳng mà bạn đang phải
chịu đựng ngày càng trở nên trầm trọng. Bạn cũng cần nhớ rằng
sếp của bạn sẽ quan tâm tới sức khỏe và tình trạng của bạn giống
như bạn và nếu bạn bày tỏ sự lo lắng với họ, họ sẽ tìm cách giúp đỡ
bạn.

CÂN BẰNG CUỘC SỐNG – CÔNG VIỆC

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.