đạo từ Iran hay phát triển hạt nhân ở Iran, thì các bạn biết đấy, đó
đã là một phần thưởng rồi.”
Kết quả không được như mong đợi. Năm 2010, người Nga đã
khôn ngoan hơn Obama khi hứa sẽ chơi đẹp và không bán tên lửa
chống tàu hàng không cho Iran. Chính quyền đã tự hào tuyên bố
tới tấp rằng đây là thành công lớn và ca ngợi Medvedev vì đã “cho
thấy vai trò lãnh đạo trong việc buộc Iran phải chịu trách nhiệm về
những hành động của mình, từ lúc bắt đầu cho tới khi kết thúc”.
Khi đó, ngay khi Obama đang bận rộn tung hô hành động của người
Nga, tờ Los Angeles Times đã cho biết: “Các quan chức ngoại giao
Nga đã âm thầm vận động các nước khác... dỡ bỏ những đòn trừng
phạt cứng rắn hơn với nước Cộng hòa Hồi giáo kia.” Đó là một cú
xoay chuyển ngoạn mục không tin nổi đối với người Nga: họ đã
khiến Obama từ bỏ hệ thống phòng thủ tên lửa tuyệt đối chẳng vì
một điều gì và chơi cho Mỹ một vố ra trò khi âm thầm thuyết
phục các nước khác ủng hộ Iran.
Putin có những kế hoạch lớn cho nước Nga. Ông ta muốn đánh
bại các nước láng giềng để Nga có thể kiểm soát nguồn cung cấp
dầu cho khắp châu Âu. Putin cũng tuyên bố tầm nhìn lớn của
mình: tạo ra một “Liên minh Âu-Nga” có thể thống lĩnh khu vực, với
thành viên là các quốc gia thuộc Liên Xô cũ. Tôi tôn trọng Putin và
người Nga nhưng không thể tin nổi vị lãnh đạo của chúng ta lại cho
phép họ thu được quá nhiều thứ như thế − tôi dám chắc Vladimir
Putin thậm chí còn ngạc nhiên hơn cả tôi. Xin ngả mũ trước người
Nga.
Iran.
Kế hoạch đề nghị Nga đứng dậy đối đầu với Iran của Obama
là một thất bại. Đáng tiếc là, chính sách ngoại giao hiện tại của