chứng kiến công việc làm con người ta biến chuyển thành những cá
nhân tốt hơn, tự tin hơn, tài giỏi hơn như thế nào. Diễn trình đó là
diễn trình truyền cảm hứng và thật đẹp để chứng kiến.
Nước Mỹ trở thành cường quốc vì chúng ta có niềm tin sâu sắc
vào phẩm cách của khả năng tự lực. Như Thomas Jefferson từng nói:
“Tôi dự đoán tương lai người Mỹ sẽ sống sung sướng nếu họ có thể
ngăn chính phủ lãng phí công sức lao động của người dân dưới chiêu
bài chăm sóc họ.” Chính phủ được tạo ra không phải là để chăm sóc
chúng ta. Các thế hệ người Mỹ tin rằng họ cần chịu trách nhiệm
về chính họ. Khi thời khắc khó khăn xảy đến, nhà thờ và lối xóm
vận động và hợp lại với nhau để giúp đỡ. Nhưng sau tất cả, các vị
Quốc Phụ của chúng ta tin rằng chính phủ chỉ nên làm số ít việc
mà các cá nhân không thể tự mình thực hiện. Chúng ta đang nhanh
chóng làm mất đi tinh thần tự lực từng khiến nước Mỹ trở nên vĩ
đại.
Góc nhìn thích đáng về đói nghèo.
Sự khốn khổ kinh tế quả thật tồn tại ở Mỹ. Đó là điều chẳng có
gì phải nghi ngờ. Và chúng ta cần ủng hộ các chính sách vì tăng
trưởng, vì việc làm. Tuy nhiên, điều cũng quan trọng không kém là
chúng ta không được để mất đi cái nhìn về bức tranh toàn cảnh.
Obama cố biện minh cho các chương trình chi tiêu ồ ạt của ông này
phần nào dựa trên ý tưởng rằng đây là những chương trình cần
thiết để xóa bỏ tình trạng đói nghèo ở Mỹ, nhưng như Dinesh
D’Souza, tác giả của cuốn sách ăn khách What’s So Great about
America(Điều rất tuyệt vời về nước Mỹ) đã chỉ ra, nước Mỹ là một
trong số ít nơi trên thế giới người “nghèo” vẫn có thể bị béo phì.
“Nghèo” là một thuật từ tương đối. Theo các tiêu chuẩn toàn cầu,
người nghèo ở Mỹ lại là người giàu có. Và thậm chí chiếu theo tiêu