Washington nói năng vui vẻ thế nào thì giới lãnh đạo Trung Quốc
cũng không phải là bạn. Tôi từng bị lên án vì dám gọi họ là “kẻ thù”
của nước Mỹ. Song, liệu bạn có thể gọi những kẻ đang hủy hoại tương
lai con cháu mình bằng từ nào khác? Bạn muốn tôi dùng cái mỹ từ
nào cho những người đang ra sức đẩy đất nước ta vào nguy cơ phá
sản, cướp việc làm của ta, do thám hòng ăn cắp công nghệ của ta, và
hủy hoại lối sống của ta đây? Đối với tôi, đó chính là kẻ thù. Nếu
muốn phục hồi vị trí số 1 cho nước Mỹ, chúng ta cần phải có một
tổng thống biết cách cứng rắn với Trung Quốc, biết cách đàm
phán thắng Trung Quốc, và biết làm thế nào để bọn họ đừng giở
trò lừa gạt ta hết lần này đến lần khác.
Rồi cả vụ khủng hoảng dầu mỏ nữa. Cái ý kiến 85 đô-la cho
một thùng dầu từng là điều không tưởng. Vậy mà giờ đây, OPEC
đang ngồi ngáp vặt trước con số này, rồi kích giá lên cao hơn nữa,
và cười ha hả trên đường đến ngân hàng. Kết quả là: Bạn và gia
đình phải trả 3 đô-la/ga-lông
, 4 đô-la/ga-lông, 5 đô-la/ga-lông và
giá cứ ngày càng vọt cao. Nhưng xin lỗi nhé, OPEC – 12 gã đang ngồi
quanh bàn tròn ấy – thậm chí còn chẳng thể tồn tại trên đời nếu
không nhờ nước Mỹ giải cứu và bảo vệ các quốc gia Trung Đông!
Tổng thống của ta ở đâu trong toàn bộ chuyện này? Trách nhiệm giải
trình ở đâu? Vai trò lãnh đạo điều hành có nghĩa lý gì khi mà nhà
điều hành của ta yếu kém và không dẫn dắt được gì? Có lời biện hộ
nào cho một vị tổng thống mà để đáp lại cuộc khủng hoảng dầu khí
thì không phải bằng sự cứng rắn với OPEC, không phải bằng việc
để các công ty dầu khí nội địa của ta tự do làm phần việc của họ và
khoan dầu, mà là xả quỹ dự trữ [dầu mỏ] chiến lược? Đấy không
phải là lãnh đạo, mà là từ bỏ quyền lãnh đạo.
Bất kể thế nào, dầu mỏ vẫn là trục quay của các nền kinh tế
thế giới. Mọi sự là thế đấy. Khi giá dầu tăng, giá của gần như
tất cả mọi thứ cũng tăng theo. Hãy nghĩ thử mà xem. Bạn đi mua