giải thoát người dân Iraq khỏi tên độc tài Saddam Hussein của họ.
Hồi đó, có một vài người khôn ngoan đã đồng ý với tôi và nói điều
tương tự. Một trong số đó là Giám đốc Văn phòng Đánh giá Mạng
lưới (ONA) của Bộ Quốc phòng, Andrew Marshall. Ông khuyến cáo
nên sử dụng doanh thu từ dầu mỏ để giảm mức chi phí dự tính cho
cuộc chiếm đóng. Dĩ nhiên điều này đã không xảy ra. Thế nhưng,
không có lý do gì khiến ta không thể hay không được phép dàn xếp
một thỏa thuận chia sẻ phí tổn với Iraq. Đừng chấp nhận câu trả lời
“Không”.
Đây không phải là ý tưởng cấp tiến gì. Tháng 9 năm 2010, chính
Văn phòng Trách nhiệm Giải trình Chính phủ (GAO) của ta và các
phòng ban khác đã nghiên cứu rất sâu vấn đề này và kết luận
rằng một kế hoạch chia sẻ phí tổn là khả thi và khôn ngoan. Tất cả
những gì mà những kẻ ở Nhà Trắng cần làm là đọc cái nhan đề của
bản báo cáo ấy: “Chia sẻ phí tổn giữa Iraq và Mỹ: Iraq có dư ngân
sách tích lũy, đưa đến tiềm năng cho việc chia sẻ thêm phí tổn”.
Nghĩa đen của nhan đề ấy là thế đó. Và nếu họ thực sự đọc dòng
đầu tiên của báo cáo ấy, hẳn họ sẽ biết GAO nhận thấy rằng
chính phủ Iraq đang vận hành với một ngân sách thặng dư 52,1 tỷ đô-
la. Iraq vừa đi qua một cuộc chiến dài nhưng họ đã trở lại kinh
doanh và kiếm bộn rồi. Thế thì tại sao ta cứ phải trả hóa đơn và
không nhận lại được gì?
Tôi sẽ cho bạn câu trả lời. Đó là vì những vị được gọi là “các lãnh
đạo” ở Washington hoàn toàn chẳng biết tí gì về thương thuyết và
đàm phán. Nghe này, tôi đàm phán – những vụ lớn – mọi lúc. Tôi
quen biết và làm việc với tất cả những nhà điều hành rắn nhất
thế giới tài chính toàn cầu rủi ro cao. Đó là những tay sát thủ tài
chính tàn khốc, hung dữ và đầy tham vọng, kiểu người để mặc máu
loang khắp bàn họp và chiến đấu tới hơi thở cuối cùng để giành
được lợi ích tối đa. Và bạn đoán được điều gì không? Đó chính xác