Ngoài vấn đề đơn giản là sự công bằng và ngoài việc giúp giảm
nợ quốc gia, việc lấy dầu còn đưa đến một lợi ích khác là nó sẽ
giúp giảm đáng kể giá xăng dầu. Giá xăng dầu đang khiến nền
kinh tế của chúng ta trở nên què quặt. Trong hai năm đầu của
chính quyền Obama, giá xăng dầu đã nhảy lên một con số choáng
váng 104%. Điều đó khó mà là “hy vọng và thay đổi” mà người Mỹ
đã bầu chọn. Thế nhưng, nhiều nhà môi trường lại vui mừng và
tung hô khi giá tăng. Logic của họ, nếu ta có thể gọi như thế, là thế
này: Nếu lái xe ít hơn, ta sẽ thải ít khí carbon hơn, và có thể nói
điều này sẽ giúp giảm bớt vấn đề vờ vịt là sự nóng lên toàn cầu.
Xin đừng quên, khi còn là Thượng nghị sỹ, chính Obama đã gợi ý
rằng có thể giá xăng dầu tăng là một điều tốt, song ông ta vẫn
thích “điều chỉnh dần dần” hơn.
Giờ bạn thử nhìn vào Steven Chu được Obama bổ nhiệm làm Bộ
trưởng Bộ Năng lượng, ông ta quả thực đã đi nói với tờ Wall Street
Journal rằng: “Bằng cách nào đó, chúng ta phải tìm cách tăng giá
xăng dầu cho bằng với mức giá ở châu Âu”. Thế nên đối với
những ai để tâm chú ý, thì cái việc ta phải chứng kiến giá một ga-
lông xăng dầu nhảy vọt 104% kể từ khi Obama được bầu làm tổng
thống chẳng có gì đáng ngạc nhiên. Ông ta và đám ủng hộ ông ta
ngay từ đầu đã đánh điện cho nhau như vậy. Mặc dù nghe có vẻ điên
rồ, song họ muốn giá năng lượng cao hơn vì họ tin điều đó sẽ buộc
người Mỹ lái xe ít hơn cũng như buộc các doanh nghiệp phải giãn hoạt
động sản xuất và vận tải, một điều mà họ cho là tốt. Song thực tế
là điều này sẽ càng khiến ta mất thêm nhiều việc làm và đẩy ta
vào một tình thế kinh tế bất lợi hơn nhiều so với Trung Quốc.
Họ, nói gì thì nói, đang đứng về phe nào đây?
Và đây là một vấn đề nữa: Chương trình Cap and Tax [Giới hạn
và Thuế khóa] (hay như người ta thường gọi là chương trình Cap and
Trade [Giới hạn và Thương mại]). Bạn nhớ chứ? Khi vận động tranh