Điều người ta cần biết là những gì nhà kinh tế học bảo thủ và
cây bút vĩ đại Thomas Sowell đã dạy: trong thế giới kinh tế, không
có cái gọi là “giải pháp”, chỉ có thỏa hiệp. Mỗi hành động đều có một
hệ quả. Mỗi quyết định đều có mặt tích cực và mặt tiêu cực. Nên, ta
phải đưa ra những quyết định khôn ngoan, giảm thiểu thiệt hại và
tăng tối đa sự tự do. Một trong nhiều lý do tại sao tôi là một người
bảo thủ là vì tôi tin vào cái gọi là Quy luật về các Hệ quả Không
mong muốn – tức ý tưởng cho rằng bất kể các ý đồ của chính
quyền tốt đến đâu, khi bạn bắt đầu kiến thiết xã hội hay làm
rối thị trường tự do, thì rất nhiều khi bạn sẽ mở đúng phải chiếc
hộp Pandora đầy những điều tiêu cực mà bạn không hề thấy
rằng chúng sẽ xuất hiện.
Thế nên, về vấn đề năng lượng, ta cần khảo sát và phát triển
nhiều lối tiếp cận… và tôi cũng tính đến cả việc khoan dầu ngay
tại đất nước chúng ta. Đúng, vụ tràn dầu của BP tệ đấy, nhưng đó
không phải lý do để thắt chặt gọng kìm kiểm soát việc khoan dầu
trong nước. Điều đó không cho thấy chút vai trò lãnh đạo nào. Nó
chỉ cho thấy rằng chính quyền Obama được lèo lái bằng hội
chứng hysteria hơn là bằng các dữ kiện thực tế.
Bạn muốn biết vài dữ kiện thực tế ư? Đây là một dữ kiện thực
tế mà bất kỳ ai từng nghiên cứu các nguồn cung cấp dầu trên
biển đều biết: “Mỗi ngày có đến hàng chục triệu ga-lông dầu thô
rò rỉ ra biển. Một cách tự nhiên, từ đáy biển,” như David Ropeik, Đại
học Harvard, một cơ sở không về phe cánh hữu, đã viết. Tôi cũng
đọc được từ Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ rằng đại
dương là kẻ cần đổ lỗi vì đã góp “nhiều dầu nhất vào môi trường
biển”. Thế nên, nếu những kẻ bảo vệ môi trường cực đoan muốn
lôi ai ra mà than, thì có lẽ đó chính là Mẹ Trái đất ấy.
Dĩ nhiên, vấn đề thực sự là những người phản đối việc khoan
dầu ở Mỹ đơn giản là không muốn việc khoan dầu diễn ra ngay ở