hồi tháng 9 năm 2010. Hẳn điều này sẽ cho phép chính phủ ta tính
được thuế nhập khẩu dựa trên việc đồng tiền của nước sản xuất
đang bị định giá thấp bao nhiêu. Nghe như một ý tưởng tuyệt vời,
đúng không? Ấy thế mà khi dự luật này được Hạ viện thông qua
không lâu, Bộ trưởng Tài chính Tim Geithner của Obama đã khuyến
cáo ta rằng phải tử tế với Trung Quốc. “Quan trọng là phải nhận ra
rằng chúng ta sẽ không tiến hành chiến tranh thương mại,”
Geithner nói. “Chúng ta sẽ không tiến hành chiến tranh tiền tệ.
Tôi muốn nói rằng phần lớn giới lãnh đạo Trung Quốc đều hiểu
là việc để tỷ giá hối đoái xê dịch là rất quan trọng với họ trên
phương diện kinh tế.” Thế thì tại sao ta không buộc họ làm gì đó
về việc này hả Bộ trưởng Geithner? Chính sự yếu kém và thất bại
hoàn toàn về thỏa thuận với Trung Quốc khi đấu tranh cho lợi ích
Mỹ đã khiến ta ký giấy bảo đảm cho sự tăng trưởng kinh tế của
Trung Quốc và cho sự sụp đổ kinh tế của chính ta.
Các thị trường mở là lý tưởng, song nếu một gã lúc nào cũng dối
trá, thì thị trường tự do ấy là thế nào đây? Hãy nhìn vào các quyluật
kinh tế cổ điển mà nhà kinh tế học vĩ đại người Scotland Adam
Smith đã rút ra. Những người biết rất ít về chủ nghĩa tư bản sẽ tóm
tắt quyển sách kinh điển của Adam Smith, cuốn The Wealth of
Nations (Sự thịnh vượng của các quốc gia), bằng câu nói cốt lõi
“tham lam là tốt”, giống như lời thoại cũ rích trong bộ phim Wall
Street (Phố Wall). Như hầu hết mọi người, tôi cho rằng lời thoại
này dí dỏm và được làm cho Hollywood, nhưng đó không phải là
điều Adam Smith nói trong cuốn sách ấy, và cũng chả phải là
điều ông thực sự muốn nói. Đó là lý do tại sao hầu hết những
người chỉ trích chủ nghĩa tư bản và Adam Smith không bao giờ dành
thời gian đọc cuốn sách ông viết trước cuốn Sự thịnh vượng của
các quốc gia, cuốn sách đã đặt ra các quy tắc luân lý cho các thị
trường, hoạt động kinh doanh và đời sống. Cuốn sách có nhan đề
The Theory of Moral Sentiments (Lý thuyết về các Tình cảm Luân