hàng trăm tỷ cho các chi phí nghiên cứu và phát triển. Nói cho cùng,
sao lại cần chi hàng nghìn tỷ xây dựng và thử nghiệm các hệ thống
vũ khí phức hợp khi bạn chỉ cần nhấp chuột một cái là trộm được
các bản thiết kế chi tiết nhỉ?
Hãy nhìn vào những gì đang diễn ra lúc này. Năm 2009, tờ Wall
Street Journal thông báo rằng những kẻ xâm nhập mạng đã sao
chép thành công vài nghìn tỷ byte dữ liệu tuyệt mật về dự án máy
bay tiêm kích tấn công kết hợp (JSF) trị giá 300 tỷ đô-la của ta,
một dự án sẽ giúp dễ dàng đánh bại máy bay chiến đấu loại mới F-
35 Lightning II hơn hẳn so với trước đây. Không ngạc nhiên gì, các
quan chức Mỹ đã kết luận bằng một sự “chắc chắn” rằng vụ tấn
công này đến từ – như bạn có thể đoán được – Trung Quốc.
Giờ đây ta cũng biết rằng Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung
Quốc (PLA) đang đi theo một học thuyết mới gọi là Chiến tranh
Điện tử Mạng Tích hợp (INEW). Kế hoạch mới của chính phủ này
gồm có “đào tạo và trang bị để lực lượng của họ có thể sử dụng
nhiều loại công cụ IW [chiến tranh thông tin] đa dạng nhằm thu
thập tin tình báo và nhằm xác lập sự thống trị thông tin trước các
đối thủ trong cuộc xung đột.” Trong một phiên họp quốc hội, Tướng
James Cartwright đã làm chứng rằng Trung Quốc đang tích cực
tiến hành “do thám mạng” và đang thâm nhập vào các mạng vi tính
của các cơ quan chính phủ cũng như các công ty tư nhân của Mỹ. Với
những người biện hộ cho Trung Quốc, những người có thể sẽ đi
khẳng định rằng các vụ tấn công mạng ấy có thể là do những
hacker Trung Quốc gây ra và không dính líu gì đến chính phủ
Trung Quốc, thì nghiên cứu sâu của RAND đã chứng minh điều
hoàn toàn ngược lại:
Xét về quy mô, mục tiêu và tính phức hợp của chiến dịch tổng thể
nhắm vào Mỹ và ngày càng nhiều nước khác trên thế giới cho thấy