Trong các nhóm tái chuẩn hóa xuất hiện hiệu ứng “phủ quyết,” khi một
thành viên có thể định hướng các lựa chọn của nhóm. Rory Sutherland, một
nhà lãnh đạo trong lĩnh vực quảng cáo (và là một người rất hòa đồng), cho
tôi hay rằng điều này lý giải tại sao một số chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh, như
McDonald’s, lại phát triển mạnh như vậy. Không phải bởi họ có những sản
phẩm tuyệt vời, mà vì họ không bị phủ quyết, bởi một tỉ lệ nhỏ thành viên,
trong các nhóm kinh tế – xã hội
.
Khi không có nhiều sự lựa chọn thì McDonald’s có vẻ là một phương án an
toàn. Nó cũng là một phương án an toàn ở những địa điểm đáng nghi ngại,
có ít khách quen, và chất lượng đồ ăn thức uống ở đó có thể thấp hơn rất
nhiều so với kỳ vọng ban đầu – tôi viết những dòng này tại một ga tàu hỏa ở
Milan, và tuy những người đã bỏ ra hàng đống tiền để du lịch tới tận Italy có
thể sẽ thấy thất vọng, nhưng McDonald’s là một trong số ít ỏi các nhà hàng
đang hoạt động tại đây. Và nó đông nghịt. Không ngờ người Ý cũng chọn
vào đây để tránh gặp phải những bữa ăn đầy rủi ro. Họ có thể ghét
McDonald’s, nhưng họ còn ghét sự bất định hơn nữa.
Câu chuyện với pizza cũng tương tự: đây là một món ăn được chấp nhận
rộng rãi, và, ngoại trừ trong một cuộc tụ tập của những người ủng hộ cánh
tả
giả hiệu quen ăn món trứng cá caviar
, không ai bị trách móc vì gọi
pizza cả.
Rory viết cho tôi bàn về sự bất đối xứng giữa bia với rượu và những lựa
chọn về đồ uống cho các bữa tiệc: “Trong một bữa tiệc, nếu số lượng phụ nữ
tham dự chiếm từ 10% trở lên thì không thể chỉ phục vụ bia được. Nhưng
hầu hết nam giới đều sẽ uống rượu. Vì vậy, nếu chỉ phục vụ rượu thì bạn chỉ
cần một bộ ly là được – hay nói theo ngôn ngữ của các nhóm máu thì đó là
người hiến máu thuộc nhóm máu phổ quát.”
Chiến lược bó đũa chọn cột cờ này có lẽ đã được người Khazar
khi họ phân vân lựa chọn giữa Hồi giáo, Thiên Chúa giáo, và Do thái giáo.
Truyền thuyết kể rằng ba đoàn đại diện cấp cao (giám mục, giáo sĩ, và