DA THỊT TRONG CUỘC CHƠI - Trang 107

chiến, cứng đầu, và không thỏa hiệp của họ. Ban đầu, những người La Mã
đa thần khá kiên nhẫn với những người Thiên Chúa giáo, bởi truyền thống
của họ là thờ chung các đấng thần linh cùng các thành viên khác trong đế
quốc. Nhưng họ thắc mắc tại sao những tông đồ của Nazarene này lại không
muốn trao đổi các vị thần của họ và đưa vị Jesus đó vào ngôi đền bách thần
của La Mã để trao đổi lấy các vị thần khác. Chuyện gì vậy, các vị thần của
chúng ta không xứng đáng với họ ư? Nhưng người Thiên Chúa giáo lại
không chấp nhận quan điểm đa thần của người La Mã. Sự “ngược đãi”
người Thiên Chúa giáo xuất phát từ chính thái độ bất kính của họ đối với
ngôi đền bách thần thờ phụng các vị thần ở La Mã hơn là xuất phát từ phía
người bản địa. Những gì chúng ta đọc được là lịch sử do phía Thiên Chúa
giáo viết lại, không phải từ phía các tôn giáo Hy La.

Chúng ta biết quá ít về góc nhìn của người La Mã trong quá trình trỗi dậy
của Thiên Chúa giáo, vì tiểu sử của các vị thánh là chủ đề thống trị trong các
tài liệu liên quan: Ví dụ, chúng ta có câu chuyện về vị thánh tử vì đạo
Catherine, người miệt mài truyền đạo cho các quản ngục của mình cho đến
khi bà bị xử trảm, dẫu rằng… có thể bà không hề tồn tại. Nhưng việc xử
trảm thánh Cyprian, giám mục của Carthage

144

, dưới thời hoàng đế Valerian,

là có thật. Như vậy, có vô số câu chuyện lịch sử về các vị thánh và tín đồ tử
vì đạo của Thiên Chúa giáo – nhưng lại có rất ít thông tin về các vị anh hùng
ngoại giáo. Ngay cả phần về những người Thiên Chúa giáo sơ khai bắt
nguồn từ Ngộ giáo cũng bị cắt bỏ trong các ghi chép. Khi Julianus Kẻ Bội
giáo cố gắng đưa La Mã trở về tín ngưỡng đa thần cổ đại, thì việc làm đó
cũng khó ngang ngửa việc bán đồ ăn kiểu Pháp ở Nam Jersey vậy: không có
thị trường ở đó. Nó cũng giống như việc cố giữ một quả bóng ở dưới nước.
Và lý do không phải vì người đa thần bị thiểu năng về trí tuệ: thật ra, theo
những tìm tòi của tôi thì một người càng có xu hướng đa thần càng có tư
duy xuất sắc hơn, đồng thời cũng có khả năng cao hơn trong việc giải quyết
các vấn đề mù mờ và nhập nhằng. Những tôn giáo thuần túy độc thần như
Thiên Chúa giáo Tin Lành, Hồi giáo Salafi hoặc chủ nghĩa vô thần cực đoan

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.