thực ra lại là nơi dung chứa những đầu óc tầm thường, và quen chấp chặt
vào câu chữ, không có khả năng xử lý những tình huống bất định
Thực ra, từ lịch sử các “tôn giáo” vùng Địa Trung Hải, hay đúng hơn là các
nghi lễ cùng hệ thống hành vi và niềm tin, chúng ta có thể quan sát được
một xu hướng do những người cố chấp điều khiển, và chính xu hướng này
đã đưa hệ thống đến gần hơn cái mà chúng ta gọi là tôn giáo. Do Thái giáo
có lẽ đã suýt tuyệt diệt vì nguyên tắc người mẹ và sự bó hẹp của nó trong
quy mô bộ lạc, nhưng Thiên Chúa giáo lại thống trị, và, cũng xuất phát từ
cùng những lý do đó, Hồi giáo cũng thống trị. Hồi giáo? Có rất nhiều Hồi
giáo khác nhau, nhánh sau khác nhánh trước. Bởi lẽ, bản thân Hồi giáo cuối
cùng cũng sẽ bị nuốt chửng (trong dòng Sunni) bởi những người cực đoan,
vì sự cố chấp ở họ lớn hơn so với phần còn lại: các Wahhabi
là Salafi), những nhà lập quốc của Ả-rập Saudi, đã phá hủy điện thờ ở hầu
như tất cả các vùng thuộc đất nước của họ trong thế kỷ 19. Tiếp đến, họ thiết
lập nguyên tắc cố chấp tối đa mà sau này ISIS
bắt chước lại. Dường như
mỗi nhánh phát triển mới của chủ nghĩa Salafi này tồn tại để thích nghi với
những thành viên cố chấp nhất trong các phân nhánh của nó.
PHÂN QUYỀN, MỘT LẦN NỮA
Sau đây là một thuộc tính nữa của phân quyền, cũng là điều mà những “trí
thức” phản đối việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit) không hiểu:
giả dụ trong một đơn vị chính trị, cần đạt ngưỡng 3% để nguyên tắc thiểu số
có thể phát huy hiệu quả, và tính trung bình, nhóm thiểu số bướng bỉnh
chiếm 3% tổng dân số, các giá trị biến thiên quanh giá trị trung bình này, thì
khi đó một số bang sẽ tuân theo nguyên tắc này, nhưng một số bang khác lại
không. Ngược lại, nếu hợp nhất tất cả các bang lại, thì nguyên tắc thiểu số sẽ
thống trị toàn bộ. Đó là lý do tại sao Mỹ lại vận hành tốt đến như vậy. Như
tôi thường nhắc đi nhắc lại cho những ai chịu lắng nghe, Mỹ là một nhà
nước liên bang, không phải là nhà nước cộng hòa. Theo cách nói trong cuốn
Thăng hoa trong nghịch cảnh, phân quyền là mặt lồi của các biến số.