DA THỊT TRONG CUỘC CHƠI - Trang 253

và nghĩa là tôn giáo trong tiếng Ả-rập. Với những người Do thái giáo sơ
khai, tôn giáo còn có tính bộ lạc; nhưng với người Hồi giáo sơ khai, nó lại
mang tính phổ quát. Đối với người La Mã, tôn giáo là các sự kiện xã hội,
nghi lễ, và lễ hội – từ religio là trái ngược với từ superstitio

342

, và tuy tồn tại

trong hệ tư tưởng của thời La Mã nhưng nó không hề có khái niệm tương
đương trong nền văn hóa Hy Lạp-Đông Byzantine. Xuyên suốt thế giới cổ
đại, luật pháp là thứ độc lập, xét cả về mặt thủ tục và chuyên môn. Nhờ
Thánh Augustine, Thiên Chúa giáo sơ khai lại tương đối xa lánh luật pháp,
và sau này, khi nhớ về nguồn gốc của mình, thì họ lại có một mối quan hệ
không mấy dễ chịu với nó. Ví dụ, ngay cả trong thời kỳ tồn tại của Pháp
đình Tôn giáo

343

cũng có tòa án không nằm trong hệ thống phụ trách chính

thức việc ra phán quyết cuối cùng. Hơn nữa, bộ luật Theodosius (soạn vào
thế kỷ 5 nhằm thống nhất luật pháp La Mã) đã được “Thiên Chúa hóa” với
một phần giới thiệu ngắn, một dạng ban phước – và phần còn lại vẫn tương
đồng với tư duy luật pháp của thời La Mã đa thần như đã được giải thích rõ
ở Constantinople và (hầu hết là) Berytus. Trong bộ luật này, tư tưởng của
các học giả pháp lý người Pheonicia là Ulpian và Palpinia vẫn chiếm ưu thế,
và cả hai đều là người ngoại giáo: trái ngược với những giả thuyết của các
chuyên gia địa chính trị, trường luật Berytus (Beirut) của La Mã ngừng hoạt
động không phải do bị Thiên Chúa giáo đóng cửa, mà vì một trận động đất.

Có thể nhận thấy sự khác biệt này trong cách người Thiên Chúa giáo nói
tiếng Aram sử dụng các từ ngữ khác nhau: din cho tôn giáo và nomous (từ
tiếng Hy Lạp) cho luật pháp. Jesus, với mệnh lệnh nổi tiếng, “của Caesar trả
lại cho Caesar,” đã tách biệt tính linh thiêng và sự phàm tục: Thiên Chúa
giáo là dành cho một phạm trù hoàn toàn khác, cho “thế giới bên kia,” và chỉ
có thể hợp nhất với thế giới này qua eschaton

344

(thời mạt thế). Cả Hồi giáo

và Do Thái giáo đều không có sự phân tách rõ ràng giữa tính linh thiêng và
sự phàm tục. Và tất nhiên, Thiên Chúa giáo đã vượt ra khỏi phạm trù tinh
thần thuần túy và tiếp nhận các nghi thức và lễ nghi, hòa trộn rất nhiều nghi
lễ ngoại giáo ở Levant và Tiểu Á. Để minh họa cho sự tách biệt mang tính
biểu trưng giữa nhà thờ và nhà nước, chúng ta có thể thấy danh hiệu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.