tương đồng với họ về những đặc điểm như địa vị kinh tế-xã hội, giá trị, niềm
tin, hay thái độ.
264. Chủ nghĩa kinh nghiệm (empiricism): là một lý thuyết trong triết học,
cho rằng tri thức bắt nguồn chủ yếu từ các trải nghiệm giác quan.
265. Tài khoản môi giới: Tài khoản của khách hàng ở một hãng môi giới
chứng khoán.
266. Ở đây có lẽ tác giả muốn hài hước ám chỉ đến Giáo sư Moritz-Maria,
nhân vật chính trong cuốn tiểu thuyết Portuguese Irregular Verbs (Động từ
bất quy tắc trong tiếng Bồ Đào Nha) của Alexander McCall Smith. Trong
truyện, vì muốn nhận được sự tôn trọng xứng đáng với vị thế của mình,
Giáo sư Moritz-Maria đã quyết tâm viết một cuốn sách nói về động từ bất
quy tắc trong tiếng Bồ Đào Nha, nhưng rốt cuộc cuốn sách bán được rất ít
bản.
267. Duy nghiệm (heuristic): Chỉ phương pháp tiếp cận vấn đề dựa vào
những kinh nghiệm đã trải qua trước đó với những vấn đề tương tự.
268. Thành ngữ “Chỉ toàn là rùa ở dưới” chỉ những vấn đề hồi suy vô hạn
như sau. Một người nói với nhà logic học Bertrand Russel rằng thế giới nằm
trên lưng một con rùa. “Thế những con rùa đó đứng trên cái gì vậy?” ông
hỏi lại. Người kia trả lời, “Phía dưới cũng toàn là rùa.” (Chú thích của tác
giả.)
269. Một quan sát về thời hiện đại. Thay đổi chỉ để thay đổi, như chúng ta
thấy trong ngành kiến trúc, ẩm thực, và lối sống, thường lại là điều trái
ngược với sự tiến bộ. Như tôi đã giải thích trong cuốn Thăng hoa trong
nghịch cảnh, tốc độ biến đổi quá nhanh sẽ khiến chúng ta không tận dụng
được lợi ích của những lần thay đổi trước đó: sự tiến hóa (và tiến bộ) cần
đến một số biến thể, nhưng không phải là quá thường xuyên. (Chú thích của
tác giả.)