343. Pháp đình tôn giáo (hay Tòa án dị giáo – Inquisition): Một nhóm các tổ
chức điều tra trong hệ thống tư pháp Giáo hội Công giáo La Mã nhằm phát
hiện và trừng phạt các hành động dị giáo hoặc xúc phạm Thiên Chúa giáo
kéo dài từ thế kỷ 12 đến khoảng thế kỷ 19.
344. Người Copt Ai Cập ngày càng bị những kẻ Hồi giáo Sunni ngược đãi,
nhưng Nhà thờ Copt phản đối việc thành lập một nhà nước tự trị ở Ai Cập,
họ cho rằng việc mong muốn một thực thể chính trị là “phi Thiên Chúa
giáo.” (Chú thích của tác giả.)
345. Nhà nước-quốc gia (nation-state): Xét theo nghĩa rộng nhất, là một đất
nước trong đó một nhóm dân tộc hoặc văn hóa (gọi là “quốc gia” hoặc “dân
tộc”) sống ở một vùng lãnh thổ và hình thành nên một nhà nước cai quản ở
đó.
346. Chế độ thần quyền (Theocracy): Một hình thức chính trị trong đó lãnh
đạo chính quyền cũng là lãnh đạo tôn giáo.
347. Jean Calvin (1509 – 1564): Nhà thần học và lãnh đạo tôn giáo người
Pháp, có vai trò quan trọng trong cuộc cải cách Tin lành diễn ra ở châu Âu
vào thế kỷ 16.
348. Edward Gibbon (1737-1794): nhà sử học người Anh, nổi tiếng với tác
phẩm The History of the Decline and Fall of the Roman Empire (Sự suy tàn
và sụp đổ của đế chế La Mã).
349. DBH: Tên một vị vua của Aksum (ngày nay thuộc lãnh thổ Ethiopia và
Eritrea), cai trị trong khoảng năm 230-240.
350. Qorban (hay korban, corban): Chỉ các hình thức hiến tế được mô tả
trong Kinh Torah.
351. Bí tích (sacrament): Những nghi lễ rất quan trọng của Thiên Chúa giáo.
Theo quan niệm của nhà thờ, đây là những nghi lễ do Chúa ủy quyền cho