Năm thứ hai - có 15 nhả thơ, 8 nhà văn xuôi, 1 nhà viết kịch và 1 nhà phê
bình.
Năm thứ ba - có 8 nhà thơ, 10 nhà văn xuôi, 1 nhà viết kịch và 6 nhà phê
bình.
Đến cuối năm thứ năm - chỉ có 1 nhà thơ, 1 nhà văn xuôi, 1 nhà viết kịch,
còn lại tất cả đều là nhà phê bình.
Chuyện đó tất nhiên là chuyện tiếu lâm, phóng đại. Nhưng điều có thật là
nhiều người bắt đầu nghề viết bằng thơ, sau đó chuyền sang viết văn xuôi,
viết kịch rồi cuối cùng viết các bài phê bình. Bây giờ lại thêm mốt mới là
chuyển sang viết kịch bản điện ảnh.
Có những hoàng đế và quốc vương phế bỏ hoàng hậu vì không có con.
Nhưng sau khi thay vợ vài lần, vị hoàng đế hay quốc vương đó mới biết là
không có con không phải vì lỗi của các bà vợ. Trong khi đó, một bác nông
phu khác suốt đời chỉ sống với một vợ thì lại có đến mười hai đứa con.
Tôi cho rằng: cứ uống rượu đi nhưng đừng chê bai bánh mì. Cứ việc hát,
nhưng hãy nghe cả chuyện cổ tích. Cứ làm thơ đi, nhưng cũng đừng xua
đuổi truyện ngắn tránh xa mình.
Văn xuôi. Đã có thời tôi nằm trong nôi nghe mẹ tôi hát bài hát ru. Bà chỉ
biết duy nhất một bài hát. Mặc dù bố tôi là một nhà thơ có tiếng, nhưng ông
không viết cho các con của mình một bài hát nào. Ông ưa kể cho chúng tôi
nghe những câu chuyện, những mẩu chuyện khác nhau. Đó là văn xuôi của
ông.
Bố tôi không thích nói về những bài thơ của mình. Theo tôi, ông đã coi
làm thơ là một việc ít nghiêm chỉnh. Những việc nghiêm chình của ông là:
cày ruộng, chữa kho thóc, chăn nuôi bò sữa và ngựa, gạt tuyết khỏi mái, sau
này là tham gia công việc chung trong làng và cả trong huyện nữa.
Viết xong một bài thơ, bố tôi chẳng quan tâm nhiều lắm đến việc nó sẽ
được in ở đâu. Đối với ông thì báo trung ương hay báo tường của thiếu nhi