trong làng cũng thế. Tôi đã thấy là có khi ông lại còn thích thú báo tường
hơn.
Ông thường nhớ lại điều Anaxin Mahômét đã nói với con trai của mình,
là một người ngợi ca tình yêu nổi tiếng, - nhà thơ Makhơmút. Khi
Makhơmút sau một thời gian dài lưu lạc, đau khổ vì tỉnh yêu và những bài
ca về tình yêu, nhợt nhạt và đói mệt trở về nhà, xin bố cho ăn, người bố
bình thản trả lời:
- Lấy thơ mà ăn, lấy tình yêu mà uống. Tao phải cày ruộng thay mày mệt
lắm rồi.
Tất nhiên, với chim, hót cũng cần, nhưng việc chính là xây tổ, kiếm thức
ăn, nuôi con.
Bố tôi coi thơ cũng hệt như tiếng chim hót. Đẹp đấy, thú vị đấy, nhưng
không nhất thiết phải có. Ông nghĩ thơ cũng giống như là tiếng chào khi
gặp nhau buổi sớm, lời chúc nhau ngủ ngon ban đêm, lời mừng khi gặp lễ
lạt, lời chia buồn khi nhà ai đó có tang.
Có ý kiến cho rằng nhà thơ không phải là những người như ở thế giới này
- mỗi nhà thơ đều có riêng tính nết, bố tôi lại hoàn toàn là một người dân
miền núi bình thường. Bố tôi thích nhất là ngồi chậm rãi trò chuyện với bè
bạn, khi mọi người quây tròn lại lần lượt kể cho nhau đủ thứ chuyện - Tức
vẫn là văn xuôi.
Những bài thơ đầu tiên ông đưa cho nhà thơ nổi tiếng Makhơmút xem.
Nhà thơ rất ngạc nhiên khi đọc những bài thơ của bố tôi và nói rằng ông
không hiểu được những bài thơ đó, và nói chung là ông không thể hiểu vì
sao lại có thể làm được thơ về con bò sữa, về máy kéo, về những con chó,
về con đường nhỏ dẫn tới làng Khunzắc.
- Vậy thì phải làm thơ về cái gi? - bố tôi từ tốn hỏi.
- Về tình yêu và chỉ về tình yêu thôi! Cần phải xây lên một lâu đài tình
yêu.