những cầu thang bằng đá, tôi leo lên bức tường thành. Dọc theo bức tường
thành, cứ sau từng khoảng cách nhất định, lại có những tháp canh bằng đá
nhô cao. Mỗi tháp có hai lỗ châu mai trông như hai con mắt dữ tợn. Những
ngọn tháp canh này trông như những hiệp sĩ của đức giáo chủ đạo Hồi,
những người suốt đời tận tụy, trung thành với chủ.
Leo đến tường thành, tôi muốn đứng trong tháp canh nhìn qua lỗ châu
mai. Tôi muốn được nhìn ngay, nhưng ở đây đang có rất nhiều khách du
lịch nên tôi không thể đến gần đó được. Qua lỗ châu mai từ xa tôi chỉ nhìn
thấy những vệt gì xanh xanh nhỏ bé. Những vệt xanh ấy vừa bằng lỗ châu
mai, và lỗ châu mai thì bằng bàn tay.
Khi tôi đến gần lỗ châu mai và ghé mắt vào, tôi rất kinh ngạc: tôi đã nhìn
thấy biển mênh mông trải ra dưới ánh mặt trời tháng giêng, mặt biển hiền
hòa vì đây là biển miền Nam Ađriatíc, vả có vẻ khắc nghiệt vì lúc này đang
là tháng giêng. Màu biển không thuần một màu xanh mà đa sắc. Sóng biển
trào lên đập ào ào vào những vách đá rồi lại lùi ra phía xa. Ngoài khơi là
những con tàu lớn, mỗi con tàu rộng bằng cả làng tôi.
Vào lúc ấy, thoạt đầu tôi đứng sau lưng đoàn khách du lịch mà rướn
người nhìn ra khoảng trời rộng và sau đó đến được gần ghé mẳt nhìn, tôi lại
nhớ về miền Đaghextan của tôi.
Miền đất này trước đây cũng đứng ở phía sau cố chờ đến lượt mình, cũng
rướn mình lên nhưng vẫn bị lưng của những người may mắn đứng trước che
khuất. Và bây giờ dường như nó mới được nhìn thấy cả thế giới qua khung
cửa sổ nhỏ của bức tường thành lũy. Bây giờ thì nó đã hòa nhập vào thế giới
bao la chung quanh, đem tới đấy những phong tục, tập quán, những bài ca
và phẩm giá của mình.
Ở những thời đại khác nhau, nhiều nhà thơ đã tìm kiếm những hình tượng
khác nhau để đặt vào đó ý niệm của mình về Đaghextan. Nhà thơ buồn
Makhơmút đã ví các dân tộc ở Đaghextan như những khe suối trên núi lúc
nào cũng muốn nhập chung dòng, nhưng vẫn không thể nhập hòa và vẫn
chảy từng dòng riêng lẻ. Ông còn nói rằng các dân tộc ở Đaghextan giống