như những bông hoa mọc hai bên hẻm núi, ngả vào nhau mà không sao kết
lại được. Nhưng bây giờ lẽ nào các dân tộc Đaghextan lại chưa hòa nhập
thành một dòng, chưa kết lại thành một bó hoa duy nhất?
Batưrai đã nóí: giống như một người nghèo vứt vào xó tối chiếc áo rách
của mình, Đaghextan đã từng bị vo viên lại và quẳng vào những hẻm núi.
Đọc xong lịch sử xứ Đaghextan, bố tôi đã so sánh nó với chiếc sừng đựng
rượu mà mấy người say chuyền tay nhau trong bữa tiệc.
Tôi biết ví Người với ai, hỡi Đaghextan của tôi? Tôi sẽ tìm hình ảnh nào
để nói lên ý niệm của tôi về số phận, về lịch sử của Người? Có thể rằng sau
này tôi sẽ tìm được những từ chính xác hơn, xứng đáng hơn, nhưng hôm
nay thì tôi muốn nói: “Khung cửa nhỏ mở ra đại dương thế giới”. Hay ngắn
gọn hơn: “Khung cửa nhỏ nhìn ra đại dương”.
Đó, các đồng chí “bộ trưỏng” ạ, đấy là tên gọi thứ hai của Cuốn sách mà
tôi đang định viết. Tôi hiếu rằng, nhiều nước láng giềng của Đaghextan
cũng có thể tự gọi mình như vậy. Không sao cả, hãy để cho Đaghextan có
những nước gọi trùng tên.
Thế đấy, thưa bạn, cái mũ là “Đaghextan của tôi” và ngôi sao đính trên
mũ là “Khung cửa nhỏ nhìn ra đại dương”.
Giống như người sắp chơi đàn, tôi lên dây cây đàn panđur của tòi. Giống
như người sửa soạn khâu vá, tôi xâu chỉ vào kim.
Các vị “bộ trưỏng” của tôi đã quyết định xong tên gọi cuốn sách như các
bộ trưởng tại một hội nghị quốc tế nào đấy cuối cùng cũng thông qua được
chương trình nghị sự.
Có khi, hai anh em thuận hòa ngồi chung một ngựa. Có khi một chàng kỵ
sĩ dẫn một lúc hai ngựa xuống uống nước.
Abutalíp nói: Anh ta mua một chiếc mũ giống như của Lép Tônxtôi,
nhưng mua ở đâu được một cái đầu giống ông?
Người ta cũng nói: Tên cậu bé đặt hay đấy, không biết lớn lên nó thành
người thế nào.