ĐAGHEXTAN CỦA TÔI - Trang 443

Nhưng ông đã không làm nổi một bài thơ nào như vậy. Ông trả lời:
- Làm sao giữa làng xóm bình yên tôi lại có thể làm thơ về chiến trận,
trong khi ngay ở ngoài chiến trận tôi cũng chỉ làm thơ về tình yêu?
Nhân đây cũng xin dẫn ra thêm mấy lời dân miền cao thường nói về
chuyện đó: “Chỉ khi có chiến tranh, mới biết quý bài hát yên lành”. Và đây
nữa: “Hãy ra ngoài chiến trận để thử thách tình yêu của mình”
Con dao găm có hai lưỡi sắc: một là tình yêu đất nước quê hương, hai là
lòng căm thù giặc. Cây đàn puđur cũng có hai dây: một dây ca hát căm thù,
dây kia ca bài hát tình yêu.
Người ta thường nói: người thanh niên miền cao khi nằm thì một tay ôm
người bạn gái, tay kia giữ lấy chuôi dao. Chẳng phải ngẫu nhiên mà nhiều
bài ca và câu chuyện xưa đã kết thúc bằng cảnh chàng trai trở về làng trên
mình ngựa với cô gái ngồi trong lòng mình.
Khi bốc những ngôi mộ xưa trên núi, người ta tìm thấy dao găm và lưỡi
kiếm:
- Tại sao không thấy đàn panđur?
- Đàn panđur không bao giờ bị chết, để cho người sống còn hát mãi
những bài ca về các anh hùng đã khuất. Vậy là nếu mọi thứ vũ khí trên đời
này biến mất, sẽ chẳng còn lại một dao găm nào, thì bài hát cũng không bao
giờ biến mất.
Bố tôi nói rằng vị khách bình thường là khách của nhà anh. Nhưng vị
khách là nhà thơ, vị khách là nhạc sỹ thì đó là khách của cả làng. Cả làng
đón và tiễn người khách như thế.
Chẳng hạn như Makhơmút, đâu đâu ông cũng được tiếp đón thịnh tình ở
các vị tổng đốc. Có thể vì vậy mà các ngài tổng đốc không ưa các ca sỹ tự
do chăng?
Bố tôi kể lại rằng trước đây có hai khách bộ hành đi trên miền
Đaghextan. Khi chiều xuống, một người cất tiếng nói:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.