Tôi dám ví văn học với cây đàn panđur, còn các nhà văn thì tôi ví với sợi
dây căng trên cây đàn đó. Từng dây một có cung bậc riêng, âm điệu riêng,
nhưng hợp lại với nhau, chúng làm nên một hòa âm.
Cây đàn panđur của dân tộc Avar chỉ có hai dây. Người ta nói rằng bố tôi
đã căng thêm sợi dây thứ ba trên cây đàn panđur của văn học Avar.
May mắn bao nhiêu nếu tôi cũng đạt được một âm điệu khác mọi người.
May mắn bao nhiêu nêu tôi được trở thành sợi dây thứ tư trên cây đàn dân
tộc cổ kính của chúng tôi.
Tôi không muốn giống như mấy nhà thợ săn mua hươu ngoài chợ rõi về
nhà nói dối rằng tự họ bắn được.
Hay có khi thế này: Có tin đồn rằng một người thợ săn đã bắn được con
dê rừng rất to trong một hẻm núi, và thế là tất cả thợ săn đã chạy hết cả về
cái hẻm núi may mắn đó. Cùng lúc ấy, người thợ săn đầu tiên lại bắn được ở
nơi khác một con gấu to. Đám thợ săn lại lao cả về phía đó, trong khi ấy thì
nhà thiện xạ kia lại đang rình ở một hẻm núi khác một con báo... Thử hỏi ai
là người thợ săn chân chính? Là người tự mình đi tìm mồi hay là bọn người
chuyên chạy theo đuôi? Những kẻ chuyên chạy theo như vậy chắc không
ngượng ngùng gì khi bắt thú rừng trong bẫy của người khác.
Họ làm tôi nhớ đến một số nhà văn. Không thể hành động như một người
tôi quen đã hành động. Người này sau khi làm quen với Komây Ivanôvích
Trukốpxki, liền giả tảng như là không biết Abutalíp.
Con suối nhỏ chảy ra tới biển, nhìn thấy trước mình là khoảng không
xanh thẳm bao la và hòa mình vào khối nước màu xanh vĩ đại ấy, chớ nên
quên nguồn nước nhỏ trên núi cao mà từ đó con suối đã bắt đầu, chớ nên
quên con đường nhỏ dài, gập ghềnh sỏi đá mà nó đã phải đi qua.
Phải rồi, tôi là con suối núi. Tôi yêu ngọn nguồn của tôi, yêu con đường
gồ ghề sỏi đá mà tôi đã đi qua. Tôi yêu những hẻm núi hoàng hôn chập
choạng mà dòng nước của tôi đã chảy qua, yêu những vách đá từ đó nó đổ
xuống tung bọt trắng ngần, yêu những lúc nó dường như dừng lại, êm đềm