Rút trong sổ tay. Ngôn ngữ đối với nhà văn khác nào mùa màng ngoài
đồng với nông dân. Một bông lúa có nhiều hạt, mà bao nhiêu bông lúa
không đếm xuể. Nhưng nếu người nông dân khoanh tay ngồi nhìn cánh
đồng lúa của mình thì cuối cùng anh ta không thể lấy được một hạt lúa nào.
Lúa cần phải gặt và sau đó phải đập. Tuy nhiên đập rồi cũng chỉ mới làm
xong một nửa công việc. Còn phải quạt sạch, sàng sẩy loại bỏ hạt cỏ dại lẫn
vào. Sau đó phải xay thành bột, nhào nặn nó rồi mới cho vào lò nướng.
Nhưng điều chủ yếu cần nhớ nhất có lẽ là, dù cần phải làm bánh nhiều đến
đâu cũng không thể sử dụng hết các hạt đem về. Những hạt mẩy chắc nhất
người nông dân để dành lại làm giống.
Người viết văn suy nghĩ cách sử dụng ngôn ngữ đúng nhất là nên so với
người nông dân.
Người ta nói: Trẻ con chặt cây nào có chim ác - là làm tổ, và phá tổ của
nó đi.
- Này cây, sao người ta chặt mi đi?
- Vỉ tôi không thể nói gì với bọn trẻ.
- Này chim ác - là, vì sao người ta phá tổ của mày?
- Vì tôi kêu nhiều quả.
Người ta nói: Lời nói là cơn mưa: mưa lần đầu là điều may mắn lớn, mưa
lần hai cũng tốt, mưa lần ba còn chịu được, mưa lần bốn là tai họa.