Họ làm tôi nhớ tới cô gái tên là Parkhansa, cô này cho là trong làng
không có chàng trai nào xứng đáng với cô, cô hy vọng tìm chú rể ở làng
khác, và cuối cùng, như ta có thể dễ dàng đoán ra, cô ta đã biến thành một
mụ gái già cô đơn.
Câu chuyện về hai người miền núi đi vào rừng. Có hai người miền núi rời
làng đi vào rừng để tìm cây chặt làm vai cày. Chắc là cái vai cày cũ đâ
hóng.
Người đầu tiên tìm được ngay đoạn cây thích hợp, anh ta chặt ra được hai
cái vai cày tuyệt vời. Nhưng anh bạn cùng đi kia thì lúc nào cũng có cảm
giác rằng cây sau nữa sẽ đẹp hơn cây vừa thấy. Và cứ thế anh ta đi suốt
ngày, không chịu dừng lại chọn cây thích hợp. Cuối cùng anh ta cũng đẵn
được hai đoạn gỗ làm vai cày, nhưng tồi hơn rất nhiều so với những cái anh
ta đã thấy lúc đầu. Mãi đến chiều tối anh ta mới trở về làng, khi người bạn
cùng đi đã rời thửa ruộng vừa cày xong bằng chiếc vai cày mới chặt ban
sáng.
Câu chuyện này Abutalíp đâ kể cho tôi, nhân có một nhà thơ Đaghextan
đi thực tế sáng tác rất xa và mang về hai bài thơ dở.
Bài ca mà anh không thể học thuộc ở làng quê, thì anh cũng không
thể học thuộc ở nơi xa, - nhà thơ già rút ra điều giáo huấn như vậy, rồi nói
thêm: - Nhà thơ đôi khi giống như anh chàng suốt ngày đi tìm mũ, trong khi
mũ đã nằm nguyên trên cái đầu ngớ ngẩn kia từ bao giờ.
Lại nói về đề tài. Nhớ lại ngày đầu tiên tôi phải rời ngôi nhà thân yêu lên
đường đi xa. Mẹ tôi đặt lên cửa sổ một ngọn đèn tỏa sáng. Tôi bước đi,
chốc quay lại nhìn, rồi lại đi, nhưng ánh lửa của ngôi nhà thân yêu vẫn lóe
sáng qua sương mù, qua màn đêm.
Ánh lửa trên khung cửa nhỏ đã soi rọi cho tôi qua bao năm tháng, những
lúc tôi đi khắp thế gian, Còn khi tôi trở về ngôi nhà thân thuộc và từ trong
nhà nhìn ra ngoài, tôi thấy cả thế giới rộng lớn mà cả đời tôi đã đi qua.
Ai đem đề tài tới cho nhà văn? Đem tới cho anh ta cái đầu, đôi mắt, đôi
tai, trái tim còn dễ hơn. Những nhà văn nào đi tìm đề tài không phải vì yêu