ĐẠI CƯƠNG LỊCH SỬ PHẬT GIÁO THẾ GIỚI - Trang 131

có thể sẽ trở thành điểm tiếp xúc địa dư thứ hai với triều đại Sassanid và sau này với
các triều đại Hồi giáo.

Loại hoạt động thứ hai là hoạt động thương mại. Ngay từ những thời kỳ đầu, Phật
giáo đã có quan hệ nhiều với giới thương gia ở Ấn Độ và vì vậy chắc hẳn đã dẫn đến
những quan hệ thương mại với nước ngoài. Các nhánh của con đường tơ lụa xưa đi
qua Bactria và Gandhara trước khi dẫn tới biển Địa Trung Hải, và có thể đã đưa
những thương gia Phật giáo tiến xa về phía Tây (cũng như về phía Đông). Người ta
cũng biết rằng ngay từ thế kỷ II trước CN., các thương gia Ấn Độ từ miền Tây và
Nam Ấn Độ, và chắc cũng có từ vùng Sind, thường xuyên ghé qua những cảng trong
Vịnh Ba Tư và Ả Rập, và những tiếp xúc này có thể giải thích các tên gọi thường gặp
trong vùng có chứa những yếu tố như but, và cả hind (Ấn Độ), và bahār (do chữ
Phạn vihāra, nghĩa là tu viện Phật giáo). Chắc hẳn nó cũng giải thích việc quần đảo
Maldive theo đạo Phật vào thế kỷ VI.

(190)

Mặc dù Bái Hỏa giáo là lực lượng tôn giáo nổi bật trong vùng, nhưng Phật giáo cũng
đã phát triển mạnh tại đây, như có thể thấy được qua các đồng tiền của Peroz, con của
Ardashir I (226-241), trên các đồng tiền này vẽ cảnh ông đang thờ cả Bái Hoả giáo lẫn
Phật giáo.

(191)

Tuy nhiên, cũng có những chứng cớ cho thấy Phật giáo gặp phải sự đối

kháng tại đây, vì vào thế kỷ III, một vị giáo sĩ Bái Hỏa giáo tên là Kartir đã ghi lại
trên những bi chí rằng các Phật tử và những người khác trong vương quốc Sassanid
đang bị tiêu diệt. Al-Bīrūnī viết vào thế kỷ XI rằng trước cuộc tiêu diệt này,
"Khurasan, Persis, Irak, Mosul, và tất cả miền của đất nước lên tới biên giới Syria"
đều là Phật giáo,

(192)

và kết quả của cuộc bách hại khiến người Phật giáo rút về phía

Đông, và điều này cắt nghĩa việc họ tập trung sinh sống ở vùng Balkh

(193)

.

Đợt xâm nhập thứ hai của Phật giáo về hướng Tây được thúc đẩy bởi cuộc chinh phục
của người Mông Cổ vào đầu thế kỷ XIII dẫn tới việc thiết lập triều đại Mông Cổ
IIlkhānid ở Ba Tư từ năm 1256 trở đi

(194)

. Các hoàng đế Khāns của Mông Cổ đều là

Phật tử thuộc phái Tantra, và họ bảo trợ Phật giáo trong vương quốc của họ cho tới
hết thế kỷ, tới khi Ghazan Khān theo đạo Hồi năm 1295

(195)

. Thời kỳ bảo trợ ngắn

ngủi này được chứng kiến một chương trình xây dựng đền chùa rất phấn khởi tại
Maraghed thủ đô ở miền Đông Bắc Ba Tư, và tại những nơi khác nữa, nhưng chương
trình này đã bị cắt đứt theo lệnh của Ghazan buộc phá huỷ tất cả những đền chùa Phật
giáo hoặc biến những đền chùa này thành những đền thờ Hồi giáo. Bằng chứng cụ thể
về sự kiện này có thể là hai khu vực hang động ở Rasatkhāneh và Varjuvi, cả hai đều
ở gần thủ đô cũ Maragheh của Mông Cổ. Cả hai đều phù hợp với kiểu mẫu của các
phức hợp hang động Phật giáo được biết đến ở nhiều nơi, nhưng các bức bích họa đã
bị lấy mất và đã bị đổi thành những đền thờ Hồi giáo. Những cố gắng sau này của các
Phật tử nhằm cải hóa vua Uldjaitu Khān (1305-16) về với Phật giáo là bằng chứng về
sự tồn tại của Phật giáo ở Ba Tư sau thời kỳ này, mặc dầu Phật giáo hình như đã biến
mất vào giữa thế kỷ XIV.

(196)

Ngày nay, những tòa nhà xây theo kiểu tháp và trang trí

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.