ĐẠI CƯƠNG LỊCH SỬ PHẬT GIÁO THẾ GIỚI - Trang 130

Vào thế kỷ trước, người ta biết rằng các câu chuyện Jātaka của Phật giáo, được nhuận
chính bằng tiếng Ấn Độ giáo dưới tựa đề Pañcatantra, đã được dịch sang tiếng Ba Tư
vào thế kỷ VI theo lệnh của vua Khusru, người theo Bái Hoả Giáo, và vào thế kỷ VIII
được dịch sang tiếng Syri và Ả Rập, dưới tựa đề Kalilag và Damnag. Bản dịch Ba Tư
sau đó được dịch sang tiếng La Tinh, Hi Lạp, và Do Thái để rồi trở thành cơ sở cho
các sưu tập truyện cổ được biết đến dưới các tựa đề: Truyện Ngụ Ngôn Ê-sốp (do một
Tỳ khưu Byzance soạn vào thế kỷ XIV), Các câu chuyện về Sinbad, và Nghìn Lẻ Một
Đêm.
Vào thế kỷ VIII, một tiểu sử của Phật được thánh Gioan ở Đamát dịch sang
tiếng Hi Lạp và được nhiều người Thiên Chúa giáo đọc như là câu chuyện về Balām
và Josaphát.

(183)

Rashīd al-Dỵn, một sử gia ở thế kỷ XIII, ghi lại khoảng mười một bản

văn Phật giáo được lưu truyền ở Ba Tư bằng các bản dịch Ả Rập, trong số đó có
bản Sukhāvatī-vyūha Kāraṇḍa-vyūha Sūtras.

(184)

Mới đây, những mảng

của Saỵyutta Aṅguttara-Nikāyas, cùng với những mảng của Maitreya-
vyākaraṇa,
cũng đã được xác định trong sưu tập này.

(185)

Các nền văn hóa Ba Tư và Ả Rập của khu vực rõ ràng rất quý chuộng những câu
chuyện xây dựng của sách Jātaka, thế nhưng đã không có bản dịch nào của Ả Rập, Ba
Tư hay các vùng khác của Trung Đông về các tài liệu có tính chất văn học cao hơn
còn tồn tại. Các tài liệu về Phật giáo mà chúng ta có được trong nền văn học Ba Tư
chủ yếu nằm trong các tác phẩm của các nhà chép lịch sử và địa lý, và mang một sắc
thái nhân văn học. Dựa trên những giai thoại, những tác giả này từng biết đến một al
Budd
(Bụt, Phật) như một thần tượng Ấn Độ, al Būdāsṛ (Bồ Tát), và phái sumaniyyas
(śramaṇas),
một trong hai giáo phái tại Ấn Độ (giáo phái kia là Ấn giáo), nhưng họ
không kết hợp những tên gọi này chung lại thành một câu chuyện về Phật giáo.

(186)

.

Sự hiểu biết về lễ nghi Phật giáo liên quan tới tháp ở Balkh được nhắc tới vào thế kỷ
X bởi sử gia Ba Tư Ibn al-Faqīh, và Yāqūt

(187)

, một sử gia Syri ở thế kỷ XIII.

(188)

Sở

dĩ ở Ba Tư sự hiểu biết về Phật giáo bị giới hạn vào những hình thức Phật giáo của
Trung Á và Afghanistan, một phần là vì sự suy tàn của Phật giáo tại Ấn Độ, mà
nguyên nhân lớn là cuộc chinh phục quân sự của Hồi giáo tại Ấn Độ.

(189)

Trên đây là nói về nhận thức của người Ba Tư về Phật giáo. Còn với chính người Phật
giáo, các cuộc xâm nhập vào Ba Tư hình như đều diễn ra trong hai thời kỳ, thời kỳ thứ
nhất có thể bắt đầu ở thế kỷ III trước CN. và kéo dài ít là cho tới khi bị chặn lại bởi
phong trào Hồi giáo từ thế kỷ VII trở đi; thời kỳ thứ hai là sau cuộc chinh phục Iran
của quân Mông Cổ vào đầu thế kỷ XIII.

Đợt xâm nhập thứ nhất chắc chắn bao gồm hai loại hoạt động. Hoạt động truyền đạo
trong khu vực này có thể bắt đầu dưới thời vua Aśoka. Các truyền thuyết ghi nhận
việc gửi các phái đoàn truyền giáo tới Bactria và Gandhara, cả hai nơi này nay đều
thuộc Afghanistan, và chắc hẳn việc phát triển Phật giáo ở đây đã lan tới Khurasan
(miền Đông Bắc của Iran bây giờ). Phật giáo cũng được thiết lập ở Sindh và đây cũng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.