ĐẠI CƯƠNG LỊCH SỬ PHẬT GIÁO THẾ GIỚI - Trang 128

Phật giáo Tantra từng phát triển trong vương quốc Pāla, đặc biệt tại những tu viện đại
học mới được thành lập tại đây dưới sự bảo trợ của triều đình vào thời đó, đã được
truyền sang Nêpal. Tại đây, Phật giáo Tantra trở nên vững vàng và cuối cùng đã thay
thế mọi phái Phật giáo ngoài Đại Thừa khác. Các nhà nghiên cứu ngày nay nghĩ rằng
Nêpal là nơi còn duy trì được những nét tương tự với Phật giáo Ấn Độ thời kỳ sau và
vì thế là nguồn duy nhất cung cấp cho chúng ta một cái nhìn về những việc thực hành
của Phật giáo và chính nền văn hóa Ấn Độ, mà không một nơi nào khác còn giữ được.
Nhưng điều không mấy chắc chắn là Nêpal đã giữ lại được những đặc tính của Phật
giáo Ấn Độ tới mức độ nào, hay phải chăng chỉ là diễn tả những phát triển độc đáo
riêng của mình. Những đặc trưng chính của văn hóa Phật giáo Nêpal bao gồm một
cuộc sống hòa đồng giữa Ấn giáo và Phật giáo, một Tăng Già theo cơ cấu giai cấp
(như ở Sri Lanka, và được chính thức hóa ở Nêpal do một chỉ dụ của vua ở thế kỷ
XIV), và việc phát triển giới Tỳ khưu có gia đình của những người theo phái Tantra,
kèm theo việc cha truyền con nối trong nhiệm vụ cai quản các chùa chiền. Có hai giai
cấp Tỳ khưu Phật giáo. Cấp cao gồm những vajrācaryās, 'thầy dạy Vajra(-yāna), cấp
thấp gồm những śākyabhikṣus, những "Tỳ khưu của Sakya" (nghĩa là của Phật). Tuy
ban đầu là những tước hiệu, nhưng nay chúng được dùng làm tên họ cho những người
thuộc cả giới nam lẫn nữ, vì một người Nêpal chỉ được dùng những tước hiệu này nhờ
di truyền.

Ba hình thức Phật giáo là Tiểu Thừa, Đại Thừa, và Mật tông, được coi như là những
bậc thực hành kế tiếp nhau. Việc thực hành Tiểu Thừa được đánh dấu bằng một cuộc
thụ giới vắn và có tính chất ít nhiều hình thức, kéo dài 4 ngày, để thành một Tỳ khưu.
Qua việc thụ giới này một cậu bé trở thành thành viên của một tu viện hay một chùa,
và suốt đời được hưởng những quyền lợi và nghĩa vụ gắn liền với việc thụ giới này.
Từ giai đoạn thụ giới Tiểu Thừa này, người hành đạo được giải phóng để có thể thực
hành Đại Thừa, nghĩa là lập gia đình! Thực tế lúc này người ấy là người hành đạo thế
tục, tuy rằng lối cắt nghĩa việc thực hành Đại Thừa này không am hợp với các nguồn
gốc của Đại Thừa. Người gia trưởng có gia đình này tiếp tục các nhiệm vụ của mình
trong tu viện hay chùa. Từ cơ sở này, người hành đạo được tự do tiến lên bậc Mật
tông, là một đặc quyền họ được hưởng do quyền thừa kế, nghĩa là như một nhiệm vụ
của giai cấp Phật giáo của họ. Sự suy đồi của giới Tỳ khưu độc thân xảy ra rất chậm,
và người ta biết rằng mãi tới thế kỷ XVII

(181)

vẫn còn có những cộng đồng Tỳ khưu

độc thân ở Patan.

Do vị trí địa dư của mình, Nêpal là một con đường tự nhiên thuận lợi để Phật giáo
truyền qua Tây Tạng. Làn sóng người Phật giáo qua lại đất Nêpal gia tăng rất mạnh
do ảnh hưởng của các cuộc xâm lăng Hồi giáo, vì Nêpal trở thành một nơi lánh nạn tự
nhiên và gần để tránh những sự tàn bạo ở vùng đồng bằng phía Bắc Ấn Độ. Cuộc xâm
lăng Hồi giáo không vào tới Nêpal, nhờ đó di sản Phật giáo đã có thể tồn tại và phát
triển ở vùng thung lũng Katmandu. Nhiều người Tây Tạng sử dụng đất Nêpal làm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.