ĐẠI CƯƠNG LỊCH SỬ PHẬT GIÁO THẾ GIỚI - Trang 127

Mông Cổ, nên càng thắt chặt mối quan hệ tôn giáo chính trị giữa dòng dGe-lugs và
Mông Cổ. Sau khi chinh phục Tây Tạng năm 1641, người Mông Cổ đã đặt vị Đạt Lai
Lạt Ma của dòng dGe-lugs làm người cai trị chính quyền tại Lhasa.

Các hoàng đế nhà Thanh của Trung Hoa (1662-1911) đều là những tín đồ Phật giáo và
họ thấy Phật giáo là một guồng máy cai trị rất thích hợp cho các phần lãnh thổ Nội
Mông. Vì vậy họ đã bảo trợ mạnh mẽ các tu viện và chùa chiền Phật giáo ở đây. Năm
1629, bản bKa' 'gyur đã được dịch sang tiếng Mông Cổ. Một bản dịch cuốn bsTan'
'gyur
cũng được hoàn tất năm 1749. Đến cuối thế kỷ XVIII, vận mệnh của Phật giáo ở
Nội Mông bị suy thoái do sự hạn chế việc bảo trợ của các hoàng đế nhà Thanh Trung
Hoa, mặc dù trong cùng thời kỳ này, Phật giáo lần đầu tiên bắt đầu bành trướng từ
Ngoại Mông sang miền đất phía Bắc của Buryat Mông Cổ, là miền đất vẫn luôn theo
tôn giáo Shaman của bản xứ cho đến thế kỷ XIX.

-----*-----

27

PHẬT GIÁO Ở NÊPAL

N

ước Nêpal ngày nay bao gồm một lãnh thổ địa dư rộng lớn hơn nhiều so với thực

thể của nó trong lịch sử. Nêpal trước đây chỉ là vùng thung lũng Katmandu trước khi
lãnh thổ này được bành trướng dưới thời các vua Gurkhas ở thế kỷ XVIII. Chỉ vì sự
bành trướng lãnh thổ này mà sinh quán của Đức Phật, Lumbinī, mới nằm trong lãnh
thổ của nước Nêpal hiện đại thay vì thuộc bang Uttar Pradesh của Ấn Độ ngày nay.
Phật giáo Nêpal là di sản của những người Newars, thuộc chủng tộc Mongoloid, và
ngôn ngữ của họ là tiếng Newari. Các vị vua Gurkhas là người Ấn Độ, nói tiếng Ấn
Độ, nay là ngôn ngữ chính thức của Nêpal, gọi là tiếng Nepali.

Nêpal được nhắc tới lần đầu tiên trên một bi chí ở Gupta ở thế kỷ IV, trên bi chí này
Nêpal được gọi là một nước chư hầu. Triều đại cai trị là các vua Licchavi (300-870),
có thể có quan hệ nào đó với vương quốc Licchavi vào thời Phật. Tuy chúng ta biết rất
ít về Nêpal vào thời kỳ đầu, nhưng chắc hẳn nó chịu ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ. Tại
đây người theo Ấn giáo và Phật giáo có một cuộc sống hòa đồng và phát triển, cũng
như tại vương quốc Gupta. Vào thế kỷ V các tháp Bodhnāth và Svayambhunath được
xây dựng, và vào thế kỷ VII người hành hương Trung Hoa tên là Hsuan-Tsang ghi
nhận rằng có khoảng 2 ngàn Tỳ khưu Phật giáo Đại Thừa và Tiểu Thừa sống trong
các tu viện tại thung lũng Katmandu. Chắc chắn những phát triển của Phật giáo ở Ấn
Độ đã mau chóng được truyền qua Nêpal, vì Nêpal ở gần Bihar và Bengal, đặc biệt
khi những vùng này là quê hương của triều đại Pāla, là triều đại Phật giáo cuối cùng ở
Ấn Độ trước thời kỳ Hồi giáo (khoảng 760-1142).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.