các tài liệu thành một phần mà họ cho là những lời đích thực của Phật, gọi
là bKa''guyr, nghĩa là "lời dịch", và một phần là những tác phẩm bình luận khác, mà
họ gọi là bsTan'gyur, nghĩa là "những khảo luận dịch". Phần thứ nhất được chia thành
những đoạn về giới luật Vinaya, các kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa (Perfection of
Wisdom), các kinh Đại Thừa khác, và các kinh tantra. Phần thứ hai gồm các
śāstras, hay khảo luận, và các tác phẩm bình luận Vi diệu pháp của các trường phái
Đại Thừa và ngoài Đại Thừa.
Dòng Phật giáo trẻ tuổi nhất của cuộc truyền đạo thứ hai được sáng lập vào thế kỷ XV
bởi một nhà cải cách tên là Tsong-kha-pa (1357-1419). Ông là người tìm cách trở về
với sự thanh tịnh ban đầu của dòng do Atīśa sáng lập. Ông nhận mình thuộc dòng
bKa'-gdams do Atīśa sáng lập, và nhấn mạnh lại luật sống độc thân, cấm việc thực
hành cha truyền con nối trong các tu viện, và loại bỏ mọi việc thực hành trước nay
không có ở Phật giáo Ấn Độ. Trong vòng 10 năm (1409-19), ông đã xây dựng ba tu
viện mới ở gần Lhasa, thủ đô của trung Tây Tạng. Đây là những tu viện đầu tiên của
dòng mới dGe-lugs. Bản thân là một học giả uyên bác, ông nhấn mạnh rất nhiều vào
việc học hỏi và nghiên cứu.
Dòng dGe-lugs chủ trương rằng Prasaṅgika Madhyamaka là sự mô tả tốt nhất về chân
lý cuối cùng, paramārtha-satya, tuy dòng này cũng nhấn mạnh rằng cần có một cơ sở
vững chắc về lôgíc và tranh luận để chuẩn bị cho việc suy niệm về hư không. Về sau,
dòng này khởi sự việc khám phá các lần tái sinh của vị trưởng dòng, và người thứ ba
tên là bSod-nams-rgya-mtsho (đọc là sirnam gyatso), được quốc vương Khan của
Mông Cổ đặt tên là dalai (tiếng Mông Cổ), nghĩa là "đại dương", và từ đó về sau được
gọi là đức Đạt Lai Lạt Ma (hai vị tiền nhiệm của Ngài cũng được gọi bằng tước hiệu
này sau khi họ đã chết). Vị Đạt Lai Lạt Ma thứ tư là người Mông Cổ, là một lý do
khiến cho những người Phật giáo Mông Cổ trung thành với Dòng dGe-lugs, trong khi
vị Đạt Lai Lạt Ma thứ năm đã giành được quyền cai trị Tây Tạng vào thế kỷ XVII, sau
khi đã dẹp tan được căn cứ thế lực của dòng đối thủ là Karma-pa. Từ đó về sau, trên
nguyên tắc, các vị Đạt Lai Lạt Ma là người cai trị dân tộc Tây Tạng, tuy có một số đã
cai trị nhờ các vị nhiếp chính, trước khi họ bước vào tuổi trưởng thành. Một nạn nhân
khác của dòng dGe-lugs ở thế kỷ XVII là dòng Jonang, bị dòng dGe-lugs chiếm tất cả
các tu viện và đốt hết các sách khảo luận hệ thống của họ. Điều này cắt nghĩa tại sao
quan điểm gZhan tong ít được đại diện trong các dòng mới ở Tây Tạng.
Sự phát triển cuối cùng đáng chú ý là phong trào Rismed ở thế kỷ XIX, phát xuất từ
Đông Tây Tạng, muốn lôi kéo sự chú ý trở về với những nguồn gốc Ấn Độ của truyền
thống Phật giáo Tây Tạng và theo đó mà định hướng chương trình đào luyện tỳ khưu.
Trong số những người phát động phong trào này, nổi tiếng có Jam-dbyangs-mKhyen-
brtse (đọc là jamyang kyentsay 1820-90), và Mi-pham (1841-1912). Trong một cố
gắng dung hòa những khác biệt về giáo lý, phong trào Ris-med này có khuynh hướng
theo quan điểm của gZhan tong, coi thực tại là một thực thể hiện hữu thực sự nhưng