ĐẠI CƯƠNG LỊCH SỬ PHẬT GIÁO THẾ GIỚI - Trang 123

bzangs-po (958-1055). Nhưng nổi tiếng hơn phải kể đến một bậc thầy người Ấn Độ
tên là Atīśa, được mời đến Tây Tạng năm 1042. Ông đã có ảnh hưởng vô cùng to lớn
đối với việc phục hưng cộng đồng Phật giáo, và vì vậy được coi là người khởi xướng
công cuộc truyền đạo lần thứ hai ở Tây Tạng. Khác với lần truyền đạo thứ nhất, lần
thứ hai này được đặc trưng bằng một sự gắn bó hầu như hoàn toàn vào các nguồn cảm
hứng Ấn Độ. Trong số các tác phẩm rất phong phú của ông có một khảo luận rất ảnh
hưởng gọi là Bodhipathapradīpa (tạm dịch là "Đèn soi đường Giác ngộ" Bồ-đề Đạo
Đăng
), và các môn đệ của ông tạo thành "dòng" Tây Tạng đầu tiên, gọi là Dòng bKa'-
gdams, lấy khảo luận của ông làm văn bản gốc. Cuộc truyền đạo thứ hai này mang từ
các đại học Ấn Độ sang các bản kinh bí truyền tantra mới là yogottara yoginī. Khi
đưa sang những tài liệu mới gây sửng sốt này, Atīśa chọn một chính sách bảo thủ và
nhấn mạnh rằng những hình ảnh và nghi lễ tính dục trong các sách này chỉ có nghĩa
biểu tượng. Nếu một tỳ khưu thực hành những hành vi này theo nghĩa đen, người ấy
sẽ vi phạm luật. Bất cộng trụ (parājika) của bộ luật (Vinaya) đòi hỏi thanh tịnh hoàn
toàn.

Các Dòng Phật Giáo Tây Tạng

Trong cùng thời kỳ này, Những người Phật giáo Tây Tạng cũng sáng lập những dòng
riêng của mình. Một người chủ đất giàu có tên là Marpa đã từng sang Ấn Độ và được
đại sư Nāropa dạy dỗ. Ông trở về Tây Tạng mang theo rất nhiều kinh sách mà ông đã
sưu tầm được ở Ấn Độ, và mở lớp dạy học, trong số các học trò của ông nổi tiếng nhất
có nhà thơ Milaraspa (1040-1123), với những bài ca soạn theo điệu dohās của các bậc
thầy Ấn Độ, và tiểu sử của ông đã trở thành nguồn cảm hứng cho rất nhiều thế hệ Phật
giáo Tây Tạng. Học trò của Milaraspa tên là sGampopa (1079-1153) sáng lập Dòng
bKargyud, cũng gọi là dòng "Mũ Đỏ", và đã sáng tác ra cuốn Viên Ngọc Giải
Thoát.
Dòng bKargyud chia thành nhiều dòng con, khiến ta không thể nói đến một
dòng duy nhất mà là nhiều nhóm nhánh của dòng. Nhưng xét chung, dòng bKargyud
chuyên thực hành loại thiền yoga tuyệt hảo, giảng dạy Sáu Loại Yoga của Naropa.
Một người đương thời với Atīśa, tên là Bragmi, từng học tiếng Phạn ở Nepal, và sau
đó học kinh Tantra ở Vikramaśīla với thầy Śantipa, đã sáng lập Dòng Saskya.

Cần nhấn mạnh rằng những dòng này không có sự chia rẽ nào về giáo điều hay Giới
luật, nhưng chủ yếu khác biệt dựa trên người thầy sáng lập mỗi dòng, và dựa trên mối
quan hệ giữa người thầy này với từng môn đệ. Xét dưới khía cạnh này, không nên coi
các dòng này như những trường phái khác nhau theo nghĩa chúng ta vẫn hiểu khi nói
về các trường phái Phật giáo Nguyên thủy hay trường phái Phật giáo Đại Thừa, mà
phải hiểu như là sự lưu truyền từ thầy sang trò. Sự lưu truyền này bao gồm cả việc thụ
giới, khai tâm, và đào luyện. Đặc điểm chính phân biệt dòng này với dòng khác là ở
những bản kinh mà họ coi là có thẩm quyền và được sử dụng để suy niệm, và những
việc thực hành hay lý thuyết mà các vị thầy khai triển trong truyền thống đó.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.