thức và người theo đạo thì chỉ là cho có tên, nhất là vì mọi công dân đều buộc phải
đăng ký là một Phật tử tại một chùa địa phương để chứng minh họ không phải người
Thiên Chúa giáo. Cũng có những con người kiên cường, như Hakuin (1685-1768), đã
mạnh bạo đi ngược lại trào lưu suy thoái này. Tuy cũng có một số phát triển trong thời
kỳ này, nhưng cũng có rất nhiều sự sa đoạ trong giới Tỳ khưu Phật giáo, và đôi khi
những người theo đạo Phật nghiêm túc phải gặp gỡ nhau một cách lén lút. Tình hình
chỉ bắt đầu được cải thiện dưới ảnh hưởng của triều đại mới của Minh Trị (1867),
dưới triều đại này Thần Đạo trở thành quốc giáo, và nhờ những ảnh hưởng tân tiến
của thế giới bên ngoài.
-----*-----
25
PHẬT GIÁO Ở TÂY TẠNG
P
hật Giáo Tây Tạng nổi tiếng là đã bảo tồn được liên tục truyền thống của các tu
viện đại học của bắc Ấn Độ cho tới thế kỷ XX, và truyền thống này đã được truyền
sang Ấn Độ và nhiều nước phương Tây. Để hiểu bản chất của truyền thống này,
chúng ta phải tìm về nguồn gốc của nó trong môi trường tu viện của triều đại Pāla ở
Ấn Độ, tạo nên khuôn mẫu chính thức cho hệ thống tu viện Tây Tạng. Những đại học
Ấn Độ và Tây Tạng nhấn mạnh phương pháp tổng hợp trong Phật giáo, theo đó người
ta đã cố gắng xếp loại và kết hợp mọi lý thuyết và thực hành có trước, dung hòa mọi
khác biệt thành một hệ thống chung bao gồm mọi khía cạnh của Phật pháp và Giới
luật (Dharma-Vinaya). Muốn thấu triệt sự tổng hợp này một cách toàn diện, cần có
kiến thức bách khoa về các Kinh và Luận (Sūtras và śāstras), và vì thế việc đào tạo
đòi hỏi phải kéo dài nhiều năm. Vì các kinh (Sūtras) tự chúng có những điều bề ngoài
có vẻ mâu thuẫn và vì thế không thể tổng hợp, nên cần có những bình luận và khảo
luận của các bậc thầy, gọi là ācāryās. Chính vì thế, khác với Phật giáo Trung Hoa lấy
các kinh Sūtra làm cốt lõi của các hệ thống giáo lý, Phật giáo Tây Tạng nhấn mạnh
vào các śāstras, và coi những bình luận này còn có giá trị cao hơn những
kinh Sūtras trong các chương trình đào tạo Tỳ khưu.
Tương phản với truyền thống tu viện đại học phức tạp và bác học này, có truyền thống
Tantra bí truyền, đặc biệt giữa những người gọi là mahāsiddhas, thách thức sự tự mãn
của cơ chế tu viện và kết hợp những yếu tố ngoại lý, ma thuật của các nghi lễ vào
trong việc hành đạo để đạt giác ngộ. Tuy chương này tập trung vào lịch sử các dòng
Phật giáo khác nhau của Tây Tạng, chủ yếu là các tổ chức tập trung quy mô, nhưng
cũng không được quên rằng bên cạnh đó còn có rất nhiều hoạt động địa phương của
các Tỳ khưu Phật giáo khác mang bản chất tôn giáo Shaman bản xứ và chỉ trùng hợp
phần nào với lịch sử của các dòng Phật giáo lớn.
(178)