Các Hình Thức Phật Giáo Nhật Bản
Thời kỳ Kamakura (1185-1333) nổi bật với sự xuất hiện của những trường phái Phật
giáo đặc trưng ở Nhật Bản. Sự kiện này một phần là do sự tách rời ảnh hưởng Trung
Hoa đã bắt đầu từ thời kỳ Nara, và đã khích lệ sự đồng hóa Phật giáo Trung Hoa với
tính cách và văn hóa Nhật Bản. Tất cả các trường phái mới này đều mang chung
những đặc điểm sau: nhấn mạnh vào đức tin của người theo đạo; những nhà sáng lập
trường phái có tính cách mạnh, lỗi lạc, và không hài lòng với hình thức Phật giáo hiện
có; nhấn mạnh vào việc giảng dạy duy nhất dẫn đến Giác ngộ, và tạo sự thu hút với
quần chúng, chuyển hướng trọng tâm Phật giáo Nhật Bản từ lãnh vực được sự bảo trợ
của giới quý tộc sang lãnh vực bình dân, quần chúng. Tất cả những trường phái này
đều có tính đơn sơ nổi bật là diễn tả phản ứng chống lại những hình thức Phật giáo
suy đồi và hỗn tạp, đồng thời cũng nói lên niềm tin vào lý thuyết mạt pháp, hình như
đòi hỏi sự phát huy những việc thực hành tôn giáo đơn sơ và chắc chắn mà cả những
người bình thường trong thời đại suy đồi này cũng có thể thực hiện. Không nên quên
rằng Nhật Bản trong thời kỳ này đang bị khốn đốn vì nội chiến và nạn đói. Người ta
coi sự khốn khổ và thảm họa đang diễn ra như là bằng chứng rõ ràng của thời đại suy
đồi. Một số học thuyết mới cũng lấy cảm hứng từ những khuôn mẫu Trung Hoa, sau
khi việc tiếp xúc với lục địa trở nên dễ dàng hơn.
Trường phái mới đầu tiên xuất hiện có liên quan tới Phật giáo Tịnh Độ, và việc tôn
thờ Phật A Di Đà, tiếng Nhật gọi là A Mi Đà. Trường phái này không phải là nguồn
gốc của việc thực hành này ở Nhật Bản, vì việc tôn thờ Phật Amida đã có từ vài thế kỷ
trước, và được một số trường phái khác nhau chấp nhận, trong đó có trường phái
Thiên Thai. Cách riêng, trong thời kỳ Hiei (794-1185) đã từng nổi lên phong trào của
một số vị thánh nhân đi phiêu du, được gọi là những hiriji, sống một nếp sống lập dị
ngoài các tu viện và dạy các việc thực hành tôn giáo đơn sơ, đặc biệt việc thờ Phật
Amida. Tuy nhiên, trường phái Phật giáo Tịnh Độ đúng nghĩa có tên là Jòdo, do
Hònen (1133-1212) sáng lập.
Không hài lòng với những lời giảng dạy của trường phái Thiên Thai ở Hiei, Honen bắt
đầu giảng dạy rằng chỉ có thể đạt được cứu độ nhờ tụng niệm tên của Amida với lòng
tin, là đọc nembutsu - Namu Amida Butsu. Mọi việc thực hành khác đều thua kém
việc thực hành này, vì trong thời suy đồi hiện nay, không ai có thể đạt Giác ngộ nhờ
những cố gắng của mình, gọi là jiriki, nhưng hoàn toàn tuỳ thuộc lòng từ bi của một
"tha lực", tariki, của Phật A-di-đà.
Kế tục Hònen là một học trò của ông, Shinran (1173-1263), ông này đã khai triển học
thuyết của thầy mình đi xa hơn. Ông dạy rằng không được coi niệm
Phật nembutsu như một việc thực hành thiêng liêng, mà như một hành vi diễn tả lòng
biết ơn, vì Amida đã sáng tạo ra Sukhāvatī và mọi chúng sinh đều đã hiện hữu rồi. Sự
tái sinh trong Tịnh Độ vì vậy không phải do hành động của chúng ta, mà do lòng từ bi