Thời kỳ Koryo (935-1392) là thời kỳ cực thịnh trong việc phát triển và ảnh hưởng của
Phật giáo ở Triều Tiên. Các tu viện được Nhà nước bảo trợ, và toàn bộ kinh điển
Trung Hoa được thu thập và sao chép lại. Tuy nhiên, vào cuối thế kỷ XIV, bắt đầu
một triều đại các vị vua mới, triều đại Yi, những vị vua này theo Khổng giáo và đã bắt
đầu một cuộc bức hại Phật giáo ngày càng gay gắt trong suốt năm thế kỷ. Triều đình
ra các sắc chỉ giảm số các tu viện và Tỳ khưu, các trường phái khác nhau bị giảm
xuống còn hai trường phái bằng một tiến trình sát nhập bó buộc, và các sư không
được phép vào thủ đô. Đến thế kỷ XIX, Phật giáo Triều Tiên bị suy giảm nghiêm
trọng về số lượng và ảnh hưởng mà nó đã đạt được trong thời kỳ Koryo. Hậu quả của
nhiều thế kỷ bị cấm không được vào thủ đô và việc Tăng Già không thể thăng tiến
trong địa vị xã hội đã tạo ra một phong trào rời bỏ thành phố để lui về các tu viện tại
các vùng núi hẻo lánh. Tình trạng này tạo điều kiện thuận lợi cho trường phái Thiền
gọi là Sonjon, trường phái này còn giữ lại một hình thức cổ xưa của trường phái Thiền
Trung Hoa và là trường phái Phật giáo mạnh còn tồn tại được ở đây. Phải đợi đến cuối
thế kỷ XIX trở đi, dưới ảnh hưởng của Nhật Bản, Phật giáo tại Triều Tiên mới có cơ
hội để phục hưng.
-----*-----
24
PHẬT GIÁO Ở NHẬT BẢN
N
iên đại chính thức Phật giáo được truyền vào Nhật Bản là 552 CN. Một phần đây
là kết quả của lời đề nghị hòa bình từ phía một vị vua Triều Tiên mong muốn cổ võ
một sự ổn định chính trị trong quần đảo Nhật là lân bang với Triều Tiên. Lời đề nghị
này được phía Nhật Bản hoan nghênh, vì nước họ vừa trải qua những cuộc chiến
tương tàn giữa các bộ tộc, và nay họ muốn tìm kiếm một thế lực có ảnh hưởng ôn hòa
để giúp họ cải thiện những mối căng thẳng và tranh chấp của các lãnh chúa trong giới
quý tộc của nước họ. Ngoài ra, khi những tiếp xúc với Phật giáo Trung Hoa phát triển,
và chính Trung Hoa vừa phục hưng sau nhiều thế kỷ chia rẽ nội bộ, giới cầm quyền
Nhật Bản xem Phật giáo như là một tôn giáo có ảnh hưởng đến nền văn minh. Vì thế
giới lãnh đạo mới tại Nhật Bản đã khuyến khích Phật giáo đi vào nước họ.
Kết quả của chính sách này là trong nhiều thế kỷ, Phật giáo đã chủ yếu thu hẹp trong
giới quý tộc, ít có sự tiếp xúc với giới bình dân và chịu nhiều sự bất lợi do sự đỡ đầu
chính trị. Chính sách này được tiêu biểu bởi thái tử Shòtoku (574-622), là người muốn
có một nhà nước tập quyền dưới sự điều khiển của một hoàng đế theo kiểu của đế
quốc Trung Hoa, và cổ võ sự phát triển của Phật giáo để tạo sự kích thích văn hóa.
Sản phẩm thấy rõ nhất của tham vọng này là mối tương tác mà thái tử khởi sự với
Trung Hoa. Ông cũng đưa vào hiến pháp Nhật Bản điều mười bảy, kết hợp Khổng