giáo với Phật giáo để trở thành một quốc giáo. Hình như ông quan tâm tới Phật giáo
không chỉ vì tính cơ hội, nhưng ông còn có một chút hiểu biết về những giáo lý của
Phật giáo. Người ta cho rằng ông đã viết một bình luận về ba kinh lớn của Đại Thừa,
là các kinh Vimalakīrtī-nirdeśta (Kinh Duy-ma-cật Sở thuyết), Śrīmālādevī-siỵhanāda
(Kinh Thắng Man Sư Tử Hống),và Saddharma-puṇḍarīka (Kinh Diệu Pháp Liên
Hoa).
Trong khi các khuynh hướng do Shòtoku thiết lập vẫn tiếp tục, thì thủ đô của Nhật dời
về Nara năm 710, tại đây sự bảo trợ của triều đình đối với Phật giáo gia tăng. Hậu quả
của sự bảo trợ này là có sự kích thích lòng tham của cải và quyền lực nơi giới Tỳ
khưu Phật giáo, và thời kỳ này chứng kiến sự gia tăng tham nhũng, tranh giành, và
tình trạng chính trị hóa các giới Phật giáo. Phật giáo thời kỳ này có sáu trường phái
lớn, tất cả đều có nguồn gốc là thủ đô Trường An của Trung Hoa, tất cả đều dựa trên
những trường phái Ấn Độ và những truyền thống kinh điển, ít quan tâm tới việc
truyền giáo. Chỉ có một trường hợp ngoại lệ là đối với nhà sư Gyògi (670-749), nhà
sư này sống ẩn cư tại một miền quê hẻo lánh, sử dụng pháp thuật để cứu giúp dân
chúng. Các tổ chức Phật giáo thời kỳ này chủ yếu nhằm phục vụ những ước muốn của
chính quyền (Tăng Già được liệt kê như một bộ trong chính phủ). Tại mỗi tỉnh đều có
nhiều đền đài Phật giáo được xây cất do kinh phí của nhà nước, và năm 749, bức
tượng Phật Vairocana khổng lồ được dựng ở Nara.
Năm 794, thủ đô được dời về Heian (nay là Kyoto), và tiếp tục là thủ đô cho tới cuối
thế kỷ XII. Trong khi vào giai đoạn đầu của thời kỳ này xuất hiện hai trường phái từ
Trung Quốc, thì đến cuối thế kỷ IX, sự tiếp xúc chính trị với Trung Quốc chấm dứt.
Trường phái thứ nhất trong hai trường phái mới này là Thiên Thai, một hình thức Phật
giáo pha trộn, coi kinh Pháp Hoa là lời dạy cuối cùng và chính thức của Phật, và được
đưa vào Nhật Bản do nhà sư Saichò (767-822), cũng gọi là đại sư Dengyò. Sau nhiều
khó khăn, nhà sư này đã thành công thiết lập được một dòng thụ giới tại núi Hiei, tách
biệt với các dòng thụ giới của các trường phái Nara. Trường phái thứ hai là Thần
Ngôn, một loại Phật giáo bí truyền Tantra, và tên của trường phái này là lấy từ một
tiếng Trung Hoa có nghĩa là câu thần chú, thần ngôn. Trường phái này từ Trung Hoa
đến do một nhà sư tên là Kūkai (774-835), cũng gọi là đại sư Kòbò, là người bất mãn
với Phật giáo Nara. Còn hai yếu tố nổi bật khác trong thời kỳ này là sự gia tăng
khuynh hướng pha trộn giữa Phật giáo và Thần giáo là tôn giáo của người bản xứ (kéo
dài tới hết thế kỷ XIX), và một thái độ bi quan, do tình trạng thiếu ổn định chính trị,
coi xã hội như đang trên đà suy thóai vô phương cứu chữa. Quan điểm này được hệ
thống hóa thành thuyết gọi là mạt pháp mappò, theo đó chính Phật giáo cũng sẽ suy
vong theo ba giai đoạn, mà giai đoạn thứ nhất đã bắt đầu rồi. Chắc hẳn để khẳng định
quan điểm này, các trường phái Phật giáo ở Nara trong thời kỳ này càng trở nên suy
đồi, và chẳng bao lâu cả hai trường phái Thiên Thai và Tịnh Độ Chân tông đã hoàn
toàn bị đồng hóa với các lợi ích và ảnh hưởng của nhà nước.