ĐẠI CƯƠNG LỊCH SỬ PHẬT GIÁO THẾ GIỚI - Trang 115

Thiền đã bị phân thành nhiều dòng lưu truyền khác nhau dưới thời Đường. Dòng lưu
truyền quan trọng nhất là dòng Liên Khí, nhấn mạnh sự Giác ngộ đột ngột và việc sử
dụng công án (tiếng Nhật, ku-an), và toạ đồng, chủ trương suy niệm trong tư thế "ngồi
yên" và việc đạt giác ngộ tiệm tiến. Phương pháp công án, nghĩa là "chứng nhận công
khai" là một bản tường thuật về cuộc đối thoại lịch sử giữa một vị Giác ngộ với một
môn đệ nhờ đó môn đệ này đạt Giác ngộ. Các trường Thiền đã khai triển một quy luật
tu thiền cao hơn luật Vinaya, đặc biệt nhấn mạnh việc lao động như là một phần thiết
yếu trong đời sống hằng ngày của các Tỳ khưu. Thiền nhấn mạnh nhiều hơn ở sự Giác
ngộ cá nhân, chứ không nhấn mạnh nhiều về lý tưởng Bồ tát. Tuy có sự nhấn mạnh
vào việc suy niệm không nhờ trí khôn và hiểu biết, nhưng các kinh về Bát Nhã Ba La
Mật Đa đặc biệt rất quan trọng đối với các trường Thiền. Dù sao, họ cũng sử dụng
rộng rãi và rất quý trọng các kinh Laṅkāvatāra, Śūraṅgama, Vimalakīrti-nirdeśa
Sūtra
, và thường người ta cũng thấy có sự liên quan giữa trường phái Thiền và Hòa
Yên.

TỊnh Độ

Trong khi trường phái Thiền nhấn mạnh cố gắng cá nhân hay "tự lực" để đạt giác ngộ,
thì phái Tịnh Độ lại nhấn mạnh đến tha lực. "Tha lực" ở đây là cố gắng do Phật A Di
Đà thực hiện. Tịnh Độ có nghĩa là "đất thanh luyện". Trường phái Tịnh Độ dựa trên
các kinh Sukhāvatī-vyūha Sūtra. Nguồn gốc của trường phái này trở ngược về tận thời
kỳ đầu tiên của việc Phật giáo vào Trung Hoa ở thế kỷ II, và việc tôn thờ Phật A Di
Đà hoàn toàn không chỉ là của những người Tịnh Độ, nhưng người thực sự sáng lập
phái này là Thanh Luân (476-542), trước là người Lão giáo đã được nhà sư Bodhiruci
cải hóa sang Phật giáo năm 530. Các khảo luận về việc thờ A Di Đà của ông tạo thành
cốt tuỷ của học thuyết Tịnh Độ. Mục tiêu của trường phái này là đạt sự tái sinh
Sukhāvatī, Cõi Tịnh Độ của Phật A Di Đà, vì vậy mọi việc thực hành đều hướng về
mục đích này. Các việc thực hành này gồm việc phủ phục, niệm phục trước A Di Đà,
niệm lời cầu được tái sinh ở Sukhāvatī, và chuyển công đức của mình cho người khác.
Trường phái này cũng thờ Avalokiteśvara, là hóa thân của A Di Đà, được dịch sang
tiếng Trung Hoa là Quan Âm, nghĩa là "Người nghe các Âm thanh." Do sự lẫn lộn
trong dân gian với Pāndaravāsinī trong các kinh Tantra, Quan Âm thường được vẽ
hình một phụ nữ mặc áo trắng.

Giai ĐoẠn Cuối Của Phật Giáo Trung Hoa

Giai đoạn cuối của sự phát triển Phật giáo Trung Hoa bắt đầu bằng cuộc bách hại tàn
khốc năm 845 dưới thời hoàng đế Vũ Chung, là người theo Lão giáo. Cả hai phái
Thiên Thai và Hòa Yên đều bị tiêu diệt, có thể là vì sự lệ thuộc của hai trường phái
này vào những vị tỳ khưu ưu tú mà cuộc bách hại đặc biệt nhắm vào. Hai trường phái
Thiền và Tịnh Độ thoát được cuộc bách hại nhờ thành phần bình dân hơn của họ, và
họ dần dần tìm lại được vị trí trong xã hội Khổng giáo để cùng sống bên cạnh hai tôn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.