ĐẠI CƯƠNG LỊCH SỬ PHẬT GIÁO THẾ GIỚI - Trang 114

CN.), ông này dạy rằng vì mọi vật đều là sự biểu hiện của một tinh thần tuyệt đối, nên
mọi sự, dù là một hạt bụi hay một cọng cỏ, cũng đều chứa tính Phật.

Hoa Nghiêm

Trường phái Hoa Nghiêm do Hiền Thủ (643-712) sáng lập. Giống như Trí Khải,
Huyền Trang cũng triển khai một lược đồ tổng hợp phán giáo, nhưng trong lược đồ
này kinh Hoa Nghiêm Avataỵsaka Sūtra mới chứa đựng những lời dạy cuối cùng, dứt
khoát của Phật. Những học thuyết cơ bản của trường phái Hòa Yên được nêu ra trong
một khảo luận của Hiền Thủ với tựa đề Tiểu luận về Sư Tử Vàng. Tựa đề này lấy từ
một giai thoại kể rằng khi Hiền Thủ được hoàng hậu mời đến cắt nghĩa
kinh Avataỵsaka Sūtra, ông đã dùng bức tượng một con sư tử bằng vàng để chứng
minh những nguyên lý cơ bản của kinh này. Ông giải thích rằng vàng thì giống
như lí, là căn tính (cũng tượng trưng cho Quả Phật), bản chất là thanh tịnh, hoàn hảo,
sáng láng, là tinh thần, còn hình của con sư tử thì giống như tượng, là hiện tượng bên
ngoài (dharma). không có hình thù riêng của nó. Như thế bản tính riêng của nó
trống rỗng (svabhāva), nhưng nó luôn luôn mang một hình dạng nào đó phù hợp với
hoàn cảnh, và những hình dạng này chính là hiện tượng (dharma). Do đó, mọi hiện
tượng (dharma) tuy biệt lập nhau nhưng diễn tả đầy đủ và hoàn hảo bản thể (Quả
Phật).

Vì Hiền Thủ dạy rằng Quả Phật đã hiện diện trong toàn thể chúng sinh, và hiện diện
ngay từ khởi đầu của hoạt động thiêng liêng của một người, nên trường phái này cũng
chủ trương có sự Giác ngộ đột ngột. Sự giác ngộ xảy đến bất ngờ chứ không phải do
sự tích luỹ kinh nghiệm thiêng liêng. Nói thế không có nghĩa là những đồ đệ của
trường phái này phủ nhận việc tập luyện thiêng liêng, nhưng chỉ coi sự luyện tập này
như là những phương tiện tạm thời giúp khám phá ra cái đã có sẵn ở đó rồi. Do chủ
trương Giác ngộ bất ngờ này, đôi khi người ta đã coi Hòa Yên như tiền thân triết học
của trường phái Thiền.

Thiền tông

Thiền là chuyển âm của người Trung Hoa từ tiếng Ấn Độ dhyāna/jhana, nghĩa là
"niệm tưởng, trầm tư mặc tưởng", và trường phái Thiền tập trung vào việc thực hành
thiền, hay suy niệm. Tuy người ta nhìn nhận trường phái này được khởi xướng bởi
một nhà sư Ấn Độ tên Bồ-đề Đạt-ma Bodhidharma (khoảng 470-520), nhưng trước
ông cũng đã có cả một dòng các bậc đại sư khác, mỗi người được Giác ngộ bởi một sự
truyền đạt trực tiếp và riêng biệt từ Mahākāśyapa, là người theo truyền thuyết đã đạt
Giác ngộ khi nhìn thấy Thích Ca Mâu Ni im lặng cầm một bông hoa trong tay.
Bodhidharma được kể là tổ sư đầu tiên của Trung Hoa. Tổ sư thứ Sáu là Huệ Năng
(638-713) rất nổi tiếng, tiểu sử và lời giảng dạy của ông được ghi lại trong Kinh Pháp
Bảo Đàn,
viết khoảng năm 820. Tư cách Tổ sư của ông bị tranh cãi, và có vẻ như

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.