Phật giáo, bài trừ Lão giáo, và cấm việc sát sinh để tế lễ. Cũng chính vào thời kỳ này
nhà sư Ấn Độ Bodhidharma, ông tổ của trường phái Ch'an, đến Trung Hoa.
Giai đoạn phát triển thứ ba của Phật giáo Trung Hoa là vào thời kỳ thống nhất các
vương quốc phía Nam và Bắc Trung Hoa, từ thế kỷ VI tới X. Ở thời kỳ này, hai
khuynh hướng được xác định ở giai đoạn phát triển thứ hai giờ đây bắt đầu hòa lẫn
với nhau. Sự thống nhất cũng có nghĩa là Trung Á có thể lại một lần nữa đóng vai trò
làm hành lang để truyền bá những tư tưởng Phật giáo từ phía Tây vào giữa lòng Trung
Hoa, và vai trò này còn tiếp tục cho tới khi con đường này bị người Hồi giáo cắt đứt ở
giữa thế kỷ VII. Việc mở mang các con đường bộ đã khuyến khích một làn sóng
người Trung Hoa hành hương sang Ấn Độ. Khi những con đường này bị cắt, các cuộc
hành hương chuyển sang đường biển, qua ngả Đông Nam Á. Tuy vào cuối thời kỳ
này, Phật giáo bị những thế lực Khổng giáo và Lão giáo đàn áp gắt gao, nhưng nhìn
chung thời kỳ này vẫn được coi là thời cao điểm của Phật giáo ở Trung Hoa, là thời
kỳ Phật giáo tạo được ảnh hưởng sâu xa nhất đối với nền văn hóa Trung Hoa, và nhận
được sự bảo trợ to lớn nhất của xã hội. Đây là thời kỳ xuất hiện một số trường phái
Phật giáo Trung Hoa. Nhìn chung, những trường phái này có thể chia thành hai nhóm
chính. Một nhóm phát sinh từ những lời giảng dạy (chủ yếu là những sách vở) của các
trường phái và thầy dạy Ấn Độ, còn một nhóm là sản phẩm của thiên tài bản xứ Trung
Hoa.
Các Trường Phái Ấn Độ Ở Trung Hoa
Nhiều trường phái Ấn Độ đã đến Trung Hoa dưới một hình thức xấp xỉ giống với hình
thức của họ ở Ấn Độ. Những trường phái này gồm "Tam Luận Trường", do
Kumārajīva sáng lập và dựa trên ba khảo luận Madhyamaka của Nāgārjuna và
Āryadeva, và trường phái Yogcarin do Thuận Trang lập năm 645 khi ông từ Ấn Độ
trở về với quyển Triỵśīkā hay "Khảo Luận Ba Mươi Vần Thơ" của Vasubandhu. Kém
quan trọng hơn là "A Tỳ Đàm"(Abhidharma) trường phái Kosa được lập muộn hơn,
và liên quan tới việc trình bày bản dịch Abhidharmakośa của Paramārtha năm 565, và
trường phái Giới Luật do Đào Tuân lập vào thế kỷ VII và liên quan tới việc trình bày
tu giới Vinaya. Các văn bản Tantra cũng được đưa vào Trung Hoa bởi những Tỳ khưu
Ấn Độ vào thế kỷ VIII, tuy nó không mấy ảnh hưởng, và bị người Trung Hoa coi là
những dâm thư vì nó chứa đựng những hình ảnh dâm ô.
Các Trường Phái Phật Giáo Bản Gốc Trung Hoa
Một trong những vấn đề độc đáo mà người Phật học Trung Hoa gặp phải là khối
lượng sách khổng lồ của mọi thời kỳ phát triển Phật giáo tràn vào, mà sách nào cũng
tự xưng là ghi lại những lời giảng đích thực và cuối cùng của Phật Thích Ca Mâu Ni.
Rõ ràng có một nhu cầu khẩn trương phải dung hợp những tài liệu vô cùng đa dạng
này, chắt lọc chúng để xác định ra chân lý cơ bản đích thực mà Phật đã dạy. Khác với