ĐẠI CƯƠNG LỊCH SỬ PHẬT GIÁO THẾ GIỚI - Trang 111

một người Scythia lai Ấn (sau năm 168), hiện chúng ta còn giữ lại được mười một bản
dịch của họ.

(175) (176)

Sau khi nhà Hán sụp đổ năm 220, tình hình thay đổi và thêm

nhiều bản dịch nữa được thực hiện, gồm nhiều bản dịch các kinh Đại Thừa. Tuy
nhiên, người ta không biết gì nhiều hơn về Phật giáo vào thời kỳ này, ngoài sự kiện
giới thượng lưu có học của Trung Hoa không quan tâm gì mấy tới Phật
giáo.

(177)

Chúng ta còn biết ít hơn về những trung tâm Phật giáo lâu đời ở Phương

Chương (thuộc hạ lưu sông Dương Tử) về phía Đông Trung Hoa, và ở Triều Châu
thuộc miền Nam Trung Hoa (nay ở miền Bắc Việt Nam). Chắc hẳn trung tâm thứ hai
này đã phải xuất hiện nhờ sự tiếp xúc đường biển với Nam Á, và có thể trung tâm ở
phía Đông cũng có cùng một nguồn gốc.

Một giai đoạn phát triển thứ hai được khởi sự từ sự sụp đổ của phần bắc đế quốc
Trung Hoa do cuộc xâm lăng của người Hân vào khoảng năm 320. Triều đình Trung
Hoa bỏ chạy xuống miền Nam, và cho tới thế kỷ VI Trung Hoa bị phân chia giữa vô
số chế độ thăng trầm khác nhau. Tương phản với bầu khí nhiễu nhương của hai miền
này, Phật giáo đã có những bước tiến to lớn. Ở miền Bắc, do các triều đại ngoại bang
khác nhau cai trị, Phật giáo, một tôn giáo ngoại lai, đã có thể đối đầu được với Khổng
giáo của người Trung Hoa, và vì thế đã tạo được sức thu hút lớn. Kết quả Phật giáo
được sự khích lệ của các quân vương trị vì (đương nhiên cũng kèm theo những vấn đề
liên quan tới sự gắn bó với nhà nước). Vì lý do này, ở miền Bắc, tính ngoại lai của
Phật giáo không có vấn đề bao nhiêu, và việc dịch thuật và học hỏi các nguồn kinh
điển Ấn Độ vẫn tiếp tục, cho dù điều này nhấn mạnh nguồn gốc phi-Trung Hoa của
Phật giáo. Hoạt động này có điều kiện dễ dàng nhờ ở gần Trung Á, là vùng vẫn còn
đóng vai trò làm con đường để Phật giáo đi vào Trung Hoa. Đến thế kỷ V, người ta
ghi nhận đã có 30 ngàn tu viện, với khoảng 2 triệu nhà sư cư ngụ. Nổi bật là việc nhà
sư người Tô Châu là Kumārajīva đến Trường An, ông là dịch giả đầu tiên thành thạo
tất cả các ngôn ngữ cần thiết, ông đã tổ chức một văn phòng dịch thuật đồ sộ và phong
phú và đã đưa Phật giáo Madhyamaka Ấn Độ vào Trung Hoa.

Tuy nhiên, ở miền Nam, đời sống văn hóa của người Trung Hoa rất cao, trong khi
Khổng giáo đang trên đà suy sụp, và người ta quan tâm nhiều hơn tới Lão giáo, kèm
theo tình hình chính trị ngày càng gây nhiều đau khổ vật chất, Phật giáo lần đầu tiên
trở nên thu hút đối với giới thượng lưu có học của Trung Hoa. Lần đầu tiên đã xuất
hiện những hình thức Phật giáo Trung Hoa. Một hậu quả kỳ lạ do việc thiếu tiếp xúc
với Phật giáo Ấn Độ là những người Trung Hoa theo đạo Phật khi đọc chương về việc
ăn mặn trong kinh Laṅkāvatāra Sūtra, đã hiểu theo nghĩa khắt khe là luật đòi phải ăn
chay tuyệt đối. Đến năm 400, đã có khoảng 2 ngàn tu viện ở miền Nam, và lần đầu
tiên Phật giáo trở thành mục tiêu cay đắng để những người Khổng giáo tìm cách trục
xuất khỏi Trung Hoa với lý do đó là tôn giáo "man di". Phật giáo phát triển tới cao độ
ở miền Nam là vào triều đại của vua Vũ (502-594CN.) vì vua này đã trở thành tín đồ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.