ĐẠI CƯƠNG LỊCH SỬ PHẬT GIÁO THẾ GIỚI - Trang 110

ông đã trở thành bản dịch Trung Hoa chính thức. Người ta cũng đã phát hiện ra nhiều
thủ bản Phật giáo ở Trung Á, đặc biệt ở Tuyên Hưng, Turfan, và Gilgit (Bắc
Pakistan). Những thủ bản này là những thủ bản lâu đời nhất chúng ta còn giữ được về
một số kinh quan trọng. Vì những thủ bản này chứa đựng những bản văn đôi khi ngắn
hơn nhiều thủ bản được phát hiện sau này ở Nepal, chúng chứng minh rằng rất nhiều
bản kinh trong thực tế là những công trình sáng tạo kết hợp, được phát triển qua một
tiến trình bổ sung dần dần qua nhiều thế kỷ.

-----*-----

22

PHẬT GIÁO Ở TRUNG QUỐC

P

hật giáo được truyền sang Trung Quốc lần đầu tiên vào thế kỷ I CN., do các thương

gia và các nhà Phật đến từ phía Tây và từ Trung Á. Khác với ở Đông Nam Á và Tây
Tạng, Phật giáo ở Trung Quốc không đóng vai trò mang đến một nền văn hóa cao
hơn, vì thời đó Trung Quốc đã có một trình độ văn hóa cao. Trung Quốc cũng có
những tôn giáo riêng của mình, và những tôn giáo này đã có chỗ đứng vững chắc
trong xã hội, và mỗi tôn giáo đều mang những nét đặc trưng sẽ ảnh hưởng sâu đậm tới
Phật giáo khi đi vào đất nước của họ. Tôn giáo lâu đời nhất là Lão giáo, do Lão Tử
(sinh 604 tr. CN.) sáng lập, chủ yếu quan tâm tới trường sinh bất tử nhờ phép biến hóa
và thờ cúng một đoàn ngũ các thần thánh. Tôn giáo bản xứ thứ hai là Khổng giáo, dựa
trên những lời giảng dạy của Khổng Phu Tử (551-479 tr. CN.), đề cao những lý tưởng
mưu cầu lợi ích cho xã hội, trọng tôn ti trật tự, và sự hiểu biết. Khổng giáo đặc biệt cổ
võ quan niệm tự mãn văn hóa của người Trung Hoa, tất cả những tôn giáo "man di"
đến từ phía Tây, tức là từ Ấn Độ bị coi là vô giá trị.

Giai đoạn tiếp xúc đầu tiên của Phật giáo, cho tới thế kỷ IV, tạo được ít ảnh hưởng đối
với đời sống tôn giáo Trung Hoa. Hoạt động của các Phật tử, mà phần lớn là người
Trung Á không phải Trung Hoa, chủ yếu xoay quanh việc dịch và học các dòng văn
bản Phật giáo hỗn tạp được nhập vào qua các đường thương mại phía Tây. Cho tới
năm 220 trước CN., hoạt động này tập trung ở một tu viện tại Lô Dương, tại đây các
sách thiền định do các thiền sư của Kashmir và Tây Bắc Ấn Độ soạn và chủ yếu đề
cập tới việc luyện thiền đặc trưng của các trường phái phi Đại Thừa, được coi là đồng
thanh tương ứng với mối quan tâm của người Đạo giáo bản xứ về các phương pháp tu
dưỡng tâm thần và thể chất. Kinh đầu tiên được dịch vào thời kỳ này là Tứ Thập Nhị
Đoạn Kinh.
Nổi tiếng nhất trong số những người có công phiên dịch tác phẩm này là
An Thức Cao, một người Parthia đã đến Lô Dương năm 148, và làm việc với một tập
thể tăng sĩ ngoài Đại Thừa. Tuy nhiên, cũng có những người đương thời chuyên dịch
các kinh Đại Thừa, nổi bật là An Chương, một người Parthia khác, và Kokakṣema,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.