chạm nổi vẽ những cảnh được mô tả trong các kinh Gaṇḍavyūha Sūtra,
Lalitavistara, và Divyāvadāna. Một tập hợp pha trộn các kinh điển thần bí gồm các
yếu tố Phật giáo và Siva giáo và được sự bảo trợ của vua, đã phát triển trong các thế
kỷ XII và XIII, nhưng đã bị quét sạch cùng với các nhà cai trị sau cuộc nổi dậy của
Hồi giáo vào thế kỷ XV.
-----*-----
21
PHẬT GIÁO TẠI TRUNG Á VÀ KASHMIR
D
ãy Hi Mã Lạp Sơn tạo thành một bức tường chắn hầu như không thể vượt qua nổi
giữa thánh địa Phật giáo ở Ấn Độ và các vùng phía Bắc và phía Đông. Việc truyền bá
Phật pháp lúc ban đầu tới những vùng đất này đi theo con đường tơ lụa, bắt đầu từ
cùng những con đường ở Tây Bắc Ấn Độ vốn đã đóng một vai trò vô cùng quyết định
trong biết bao giai đoạn của lịch sử tại bán lục địa này. Kết quả là cả một vùng đất bao
la gọi là Trung Á, trải dài từ các nước cộng hòa Turkmenistan, Uzbekistan, và
Tadzhikistan ở phía Tây tới vùng đất Trung Hoa tự trị là Sinkiang-Uighur ở phía
Đông, và Kashmir ở phía Tây Nam, đã đóng một vai trò sinh tử trong sự phát triển
Phật giáo ở Trung Hoa và Tây Tạng. Trung Á là con đường chính để Phật giáo được
truyền sang Trung Hoa, từ khoảng thế kỷ I CN., và sang Tây Tạng từ thế kỷ VII.
Nhưng tuy là quan trọng, lịch sử của việc truyền bá này được người ta biết đến rất ít,
đặc biệt từ thế kỷ VIII tới XIV, khi cả vùng rơi vào tay xâm lược Hồi giáo, mặc dù
quá trình "Hồi giáo hóa" trong một số vùng diễn ra rất chậm, và Phật giáo có thể đã
tồn tại dưới một hình thức nào đó ở Trung Á Trung Hoa cho tới thế kỷ XVII hay
XVIII,
(173)
và ở Afghanistan cho tới thế kỷ XIX.
(174)
Chìa khóa giúp ta hiểu được tầm quan trọng của vùng này là sự tồn tại của những con
đường thương mại, chủ yếu liên quan tới việc xuất khẩu tơ lụa tới Ấn Độ và châu Âu,
những con đường này đi từ miền Tây Bắc Ấn Độ và nối liền Trung Hoa với Địa
Trung Hải. Các thương gia, nhiều người đến từ Sogdia, đã đến sống dọc theo con
đường này, và họ học các ngôn ngữ để dùng vào việc buôn bán, đặc biệt với người
Trung Hoa, và họ cũng đã có công lớn trong việc dịch các bản kinh Phật sang tiếng
nước họ vào những thế kỷ đầu công nguyên. Thời ấy cả vùng chia thành nhiều vương
quốc nhỏ, thường quy tụ chung quanh những khu định cư ở ốc đảo như Khotan,
Kuchā, và Turfan, mỗi nơi này đều đã trở thành một trung tâm quan trọng về Phật
học. Các dân sống trong vùng rất hỗn tạp, phía Nam và Tây có người Hi Lạp, Ấn Độ,
Iran, còn phía Đông và Bắc có người Thổ và người Trung Hoa. Tất nhiên, người ta sử
dụng nhiều ngôn ngữ trong vùng này, kể cả các thổ ngữ Iran và Thổ, Tây Tạng, Trung
Hoa, Phạn và Prakrit.