ĐẠI CƯƠNG LỊCH SỬ PHẬT GIÁO THẾ GIỚI - Trang 107

Việt Nam

Việt Nam phần nào đứng tách riêng ra khỏi khuôn mẫu chung của các nước Đông
Nam Á khác, vì nó chịu ảnh hưởng chủ yếu của nền văn hóa Trung Hoa, đặc biệt ở
miền Bắc, cả sau khi giành được nền độc lập ở thế kỷ X. Những người Phật giáo đầu
tiên đến Việt Nam là những người tị nạn của thời Tam Quốc đầy nhiễu nhương bên
Trung Hoa (khoảng 189 CN.), nhưng về sau còn có những đoàn truyền giáo khác
thuộc cả phái Đại Thừa và ngoài Đại Thừa ở thế kỷ III. Nhờ vị trí địa dư thuận lợi,
Việt Nam được hưởng sự qua lại của các thương gia và các nhà truyền giáo dọc theo
đường biển giữa Trung Hoa và Ấn Độ. Các nhà truyền giáo Phật giáo, khi đến Trung
Hoa bằng đường biển từ Ấn Độ và các nước Nam Á khác, chắc hẳn đã dừng chân ở
Việt Nam. Cũng vậy, các nhà sư Ấn Độ, Tây Tạng, và Trung Hoa từ Trung Hoa đi
đường biển cũng dừng chân tại Việt Nam. Phật giáo cũng được truyền sang Việt Nam
từ những nguồn gần hơn, gồm vương quốc Chămpa (trên bờ biển Đông Việt Nam),
vương quốc này một phần đã được các nhà thuộc địa Ấn Độ thiết lập vào thế kỷ II
CN. (cho tới khi bị Việt Nam sát nhập vào thế kỷ XV), và từ Căm Bốt. Cả hai nước
này đều theo cả tông phái Phật giáo hỗn hợp Siva-Đại Thừa và tông phái Theravda,
tuy có lẽ Chămpa đã có sự hiện diện của tông phái Theravda ngay từ thế kỷ III, trong
khi Cam Bốt thì mãi tới thế kỷ XII mới đón nhận Theravda.

Phật giáo tại Việt Nam mang ba hình thức đặc trưng chịu ảnh hưởng chủ yếu của
Trung Hoa: truyền thống A-Hàm (āgama), có lẽ có từ thế kỷ II; truyền thống Thiền,
có từ thế kỷ VI, và trường phái Tịnh Độ, gồm việc thờ cúng A Di Đà, phổ biến trong
dân gian, còn hai hình thức kia giới hạn vào các tu viện. Tiểu Thừa đạt được một số
thành công trong thời kỳ đầu, nhưng về sau phải nhường chỗ cho ảnh hưởng của Đại
Thừa. Sau thế kỷ XII, hai truyền thống Thiên Thai và Tịnh Độ sát nhập vào làm một
và từ đó trở thành nét đặc trưng của Phật giáo Việt Nam cho tới thế kỷ XX. Phản ánh
những điểm khác biệt trong việc Phật giáo du nhập vào Việt Nam, Phật giáo miền Bắc
chủ yếu theo kinh điển Trung Hoa, còn miền Nam dựa trên kinh điển Pāli trong văn
bản Căm Bốt.

Inđônêxia

Inđônêxia cũng ở ngoài khuôn mẫu Đông Nam Á. Theo ông Hoa Sanh, một du khách
Trung Hoa đến thăm Sumatra năm 414 CN., không có dấu vết nào về Phật giáo tại
đây, nhưng đến thế kỷ VI thì triều đại Śailendra đã trở thành Đại Thừa, và Nhị Tịnh
đã gặp các Phật tử Đại Thừa tại đây khi ông đến thăm vào năm 690, và các sư tuân
giữ luật Vinaya của phái Mūla-Sarvāsitvādin, với một ít sư thuộc tông
nhánh Sammitīya. Trong số những đền đài bằng đá được xây dựng dưới triều
Śailendra, ngôi đền ở Borobudur cho thấy dấu vết hiển nhiên về sự hưng thịnh của
Phật giáo vào thời kỳ này. Ngôi đền tạo thành một thành phố lớn biểu tượng bằng
hình tròn, với bảy mươi tháp chứa các tượng của Vairocana và Phật và vô số các hình

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.