ĐẠI CƯƠNG LỊCH SỬ PHẬT GIÁO THẾ GIỚI - Trang 105

Việc chuyên chăm học kinh điển Phật giáo là một nét đặc trưng của Phật giáo Miến
Điện. Sự chuyên chăm này đã mang lại một kết quả đặc biệt là sự truyền đạt một cách
đáng tin cậy toàn bộ Kinh điển Pāli tại đây, mặc dù người Miến hết sức quan tâm tới
Vi diệu pháp (Abhidhamma). Biểu hiện rõ nét nhất cho trào lưu này được chứng tỏ
trong các Đại hội thứ năm và sáu, được triệu tập lần lượt ở Mandalay vào năm 1871
và ở Rangōn vào năm 1954-56, trong cả hai Đại hội này, kinh điển đã được duyệt lại
toàn bộ.

Căm Bốt

Giống như các miền đất khác tại vùng Đông Nam Á, Căm Bốt đã đón nhận những ảnh
hưởng văn hóa sâu đậm từ Ấn Độ, và vì vậy nó được chứng kiến một sự pha trộn giữa
thần giáo Siva và Phật giáo vào thời kỳ đầu. Các cộng đồng Phật giáo Đại Thừa đã
được thiết lập từ thế kỷ II CN., và tới thế kỷ V đã được các vị vua theo thần giáo Siva
bảo trợ mạnh mẽ. Sau một thời kỳ bị đàn áp ở thế kỷ VII, một loạt những vị vua kế
tiếp nhau theo thần giáo Vishnu và Siva đã tự nhận mình là những vị Bồ tát, bảo trợ
mạnh mẽ cho các cộng đồng Phật giáo. Vô số vàng bạc châu báu được đổ vào các đền
thờ, trong đó có đền Angkor Wat, mặc dù việc bòn rút của cải đất nước để đổ vào các
nơi này đã gây nên hai cuộc nổi dậy lớn ở thế kỷ XII. Bất chấp sự phục hưng phái Đại
Thừa tại hoàng triều ở thế kỷ này, tông phái Phật giáo Theravāda đã bắt đầu dần dần
lôi kéo được đông đảo dân chúng, có lẽ do ảnh hưởng của Thái Lan. Chứng cớ niên
đại đầu tiên là một bi ký đề năm 1230. Đến thế kỷ XIV, vị vua đầu tiên theo Theravda
tên là Jayavarman Parameśvara lên cầm quyền, và hoàng triều theo Đại Thừa cũ cũng
biến mất với việc quân đội Thái xâm chiếm thủ đô năm 1431. Tông nhánh
Dhammayutika được đưa vào Căm Bốt năm 1864.

Căm Bốt cũng bảo tồn được những chứng cớ chính yếu về một hình thức Phật giáo
Nguyên thủy bí truyền, đôi khi gọi là Theravda "Tantra".

(172)

Người ta không biết

nguồn gốc đích xác của hiện tượng này, nhưng hình như không phải từ một nguồn Đại
Thừa hay Siva vì nó hoàn toàn dựa vào Kinh điển Pāli để đối chiếu các kinh. Có lẽ
đúng hơn nó là một biểu hiện tự nhiên của những phát triển Tantra xảy ra trên khắp
Ấn Độ, khi được giới hạn vào một môi trường không Đại Thừa. Sản phẩm được biết
đến nhiều nhất của truyền thống này là Cẩm Nang của Yogāvacara, một trong số
những thủ bản thiền định ít nhiều có liên quan mật thiết với nhau.

Thái Lan

Người Môn cũng chiếm giữ một phần của miền đất này là các nước Thái Lan và Lào,
và họ chia sẻ ảnh hưởng của tông phái Theravāda nơi người Môn ở Miến Điện. Trong
thời kỳ thống trị nước Căm Bốt ở thế kỷ XI và XII, Thái Lan đón nhận những ảnh
hưởng của Đại Thừa và Ấn giáo, và cũng chịu những ảnh hưởng của các dân tộc Thái
từ Nam Hoa vào trong vùng này. Cả Thái Lan và Lào đều là những vương quốc độc

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.