Thái Lan. Người ta cho rằng hai vị sư Soṇa và Uttara đã đón nhận một hình thức của
tông phái Sthaviravāda. Các đoàn truyền giáo tiếp theo từ Sri Lanka và Nam Ấn Độ
đã đến đây vào thế kỷ I trước CN., và đã thiết lập vững vàng sự hiện diện của một
cộng đồng Phật giáo nguyên thủy giữa những người Môn.
Tổ tiên của người Miến Điện ngày nay đã chiếm cứ vùng đất này khi họ di chuyển từ
bản địa của họ ở miền Đông Hi Mã Lạp Sơn để xuống phía Nam và đã thiết lập vương
quốc Pyu, là vương quốc đầu tiên của người Miến, tại Trung Miến Điện vào thế kỷ III
CN. Vùng Thượng Miến có sự tiếp xúc lần đầu tiên với Phật giáo qua những đoàn
truyền giáo đường bộ từ Bắc Ấn Độ, những đoàn này đã đến đây trong các thế kỷ III
tới V CN., họ mang theo những lời giảng và thực hành của các tông phái Sarvāstivāda
và Đại Thừa, và tới thế kỷ VII, họ cũng mang theo cả những ảnh hưởng thần bí Tantra
nữa. Vì ở gần với Nam Ấn Độ và Sri Lanka về địa lý, nên Theravāda cũng được thiết
lập ở Trung Miến Điện. Những di tích về đền đài của Phật giáo tại thành phố
Beikthano của Pyu có niên đại là thế kỷ IV và là bằng chứng vững chắc về những mối
quan hệ của nó với các cộng đồng Phật giáo ở Nāgārjunakoṇḍa, có lẽ là dựa trên công
việc buôn bán.
(170)
Tình hình này còn tồn tại cho tới khi có cuộc thống nhất hai vùng Hạ Miến và Thượng
Miến dưới thời vua Miến là Anawratā (thế kỷ XI), người đã đưa về miền Thượng
Miến các vị sư từ vương quốc bị chinh phục của người Môn (một phần thuộc miền Hạ
Miến), và cho các vị sư này quyền kiểm soát toàn thể Tăng Già trên khắp nước. Ảnh
hưởng của các vị sư này, đại diện cho tông Theravāda kỳ cựu vốn được người Môn
duy trì, được gia tăng nhờ ảnh hưởng của một vị sư người Miến tên là Chapaṭa, là
người đã được thụ giới ở Sri Lanka trong cuộc cải tổ Tăng Già Mahāvihāra của vua
Parakkama Bhu I. Từ đó về sau, Theravda được sự bảo trợ mạnh mẽ của vua, và vào
thế kỷ XV, vai trò dhammarāja, "trưởng Giáo pháp" với quyền kiểm soát tất cả các tu
viện trên cả nước, được trao cho bất kỳ vị sư nào được chọn làm quốc sư cho vị vua
cầm quyền. Điều này trùng hợp với cuộc cải tổ việc nối dòng thụ giới. Từ trước đến
nay luôn luôn có bốn truyền thống biệt lập gắn liền với các nguồn gốc Sri Lanka và
Miến Điện. Bây giờ cả bốn truyền thống này được thống nhất thành một dòng thụ giới
duy nhất do mười tám vị sư đã từng được gửi sang tu viện Mahāvihāra của Sri Lanka.
Các mối quan hệ với Sri Lanka rất mạnh, các sư đi tới đó để hành hương. Tuy nhiên,
không nên nghĩ rằng Phật giáo Miến Điện hoàn toàn thuộc tông phái Theravāda. Việc
thờ cúng dân gian đối với vị A La Hán, Upagupta Sarvāstivādin vẫn còn tồn tại ở
Miến Điện, cũng như ở một số miền ở Thái Lan và Lào.
(171)
Một nguồn chính quan
trọng cho truyền thuyết thờ cúng dân gian này là cuốn Lokapa
ññ
atti, một bản văn chủ
yếu về vũ trụ luận được biên soạn ở Hạ Miến vào thế kỷ XI hay XII. Một tác phẩm
Miến Điện quan trọng khác là Saddanīti, cuốn ngữ pháp chính thức của tiếng Pāli,
được viết bởi nhà sư Aggavaỵsa vào thế kỷ XII.