cộng đồng Tăng Già nữ có nghĩa là sự lưu truyền này đã bị cắt đứt, và trên nguyên tắc
nó không thể được phục hưng. Tình huống tương tự như thế cũng xảy ra tại tất cả các
nước theo Theravādin, phụ nữ không còn được tham dự cộng đồng Tăng Già nữa. Ít
có ai nghi ngờ rằng tình huống này là do cộng đồng Tăng Già nam không muốn nữ
giới chia sẻ những đặc quyền của họ, bằng chứng là đã có một nhánh cộng đồng ni sư
của Sri Lanka đã sang lập ni chúng tại Trung Hoa vào thế kỷ V, từ đó toả ra khắp các
nước Đông Nam Á và vẫn còn tồn tại cho đến nay.
(169)
Sau một cuộc xâm lăng nữa
của phái Tamil, vua Parakkama Bāhu II (thế kỷ XIII) đã mời các vị sư Theravādin từ
Tamil Nadu sang Sri Lanka để giúp phục hồi Tăng Già trên đảo quốc này.
Thời kỳ tiếp theo sau của lịch sử Phật giáo ở Sri Lanka vẫn tiếp tục lịch sử của những
cuộc suy vong và phục hưng. Sau cuộc ngược đãi vào thế kỷ XVI của vua Śaiva, Giáo
pháp đã được tái nhập trở lại hai lần ở thế kỷ XVII, cả hai lần đều do các cộng đồng
Theravādin ở Miến Điện. Đến thế kỷ XVIII, không có vị sư nào ở độc cư, vì do sự sửa
đổi luật Vinaya (dưới sự bảo trợ của vua), các tăng sĩ được phép sở hữu tài sản, vì thế
các tu viện đã trở thành tài sản thừa kế của những dòng tộc đã thụ giới. Cũng vào thời
kỳ này, việc thụ giới được định theo giai cấp, và chủ yếu giới hạn vào những thành
viên của giới địa chủ. Thế kỷ XIX có sự tiếp xúc sâu rộng giữa Phật giáo với các viên
chức của chính quyền thực dân Anh và sau này với các nhà truyền giáo Tin Lành - sự
tiếp xúc này sẽ tạo một ảnh hưởng quan trọng trong việc cải cách và phục hưng Tăng
Già.
-----*-----
20
PHẬT GIÁO Ở ĐÔNG NAM Á
L
ịch sử Phật giáo thời kỳ đầu tại Đông Nam Á mang tính chất chọn lọc và rời rạc,
tuy sau này nó sẽ mang những nét hoàn toàn đặc trưng của tông phái Phật giáo
Theravda. Lịch sử Phật giáo thời sau trong vùng này được đặc trưng bởi một mối
tương quan mật thiết giữa bản sắc tôn giáo và bản sắc quốc gia, và việc công bố một
học thuyết chính thống cực đoan xuất phát từ những tác phẩm của Buddhaghosa, dựa
theo kiểu mẫu những sự phát triển ở tu viện Mahvihra tại Sri Lanka.
Miến Điện
Vùng đất mà ngày nay là nước Miến Điện (Myanmar) đã đóng một vai trò quyết định
trong việc bành trướng Phật giáo trong cả vùng, và thực ra hình như nó đã là vùng lục
địa đầu tiên ngoài Ấn Độ chịu ảnh hưởng của Phật giáo, khi một đoàn truyền giáo
được vua Aśoka (thế kỷ III tr. CN.) gửi tới các dân tộc Môn của vùng Hạ Miến và