Tây Tạng, Trung Hoa không trực tiếp được hưởng nhờ những công trình hệ thống của
các đại học tu viện lớn của thời kỳ Pāla (khoảng 760 trở đi), vì việc đi lại tới miền Bắc
Ấn Độ bị cắt đứt ở thế kỷ VII, do đó đã hạn chế rất nhiều sự tiếp xúc mà Trung Hoa
có thể có với dòng tư tưởng Ấn Độ. Ngoài ra, các Tỳ khưu Phật giáo Trung Hoa phải
chịu thiệt thòi hơn vì họ phải sử dụng các bản dịch thay vì những bản văn được soạn
bằng tiếng mẹ đẻ của họ. Giải pháp đặc trưng của người Trung Hoa trước khó khăn
này dẫn đến khuynh hướng theo một trong hai hình thức sau. Một đàng, một số người
giảng dạy đã thiết lập những trường phái dựa trên học thuyết của một bản kinh duy
nhất, được coi như truyền đạt chân lý chính thức, cùng với tất cả những lời giảng dạy
khác của Đức Phật được coi như là kém giá trị hơn, và kết hợp lại thành một lược đồ
gọi là phán giáo. Như thế, cố gắng này được coi như tương ứng với các trường phái
chính của Ấn Độ, vì các trường phái Trung Hoa này phát triển dựa trên việc trình bày
những kinh nhất định nào đó. Đàng khác, ngược lại với giải pháp thứ nhất này, có giải
pháp thứ hai là giảng dạy trực tiếp đường dẫn tới Giác ngộ vượt lên trên những tranh
luận giáo lý và là một chủ trương cực đoan phủ nhận giá trị của chủ nghĩa kinh viện.
Khuynh hướng thứ nhất làm phát sinh những trường phái kinh viện chính của Phật
giáo Trung Hoa, như trường phái Hòa Yên và Thiên Thai, còn khuynh hướng thứ hai
làm phát sinh trường phái Thiền và Chinh Thu.
Thiên Thai
Trường phái này được đặt tên theo nơi nó phát sinh là núi Thiên Thai, do Chí Nhi
(538-597) sáng lập. Công trình tổng hợp tiên phong của ông theo lược đồ phán
giáo đã đưa ông tới kết luận rằng kinh Diệu Pháp Liên Hoa (Lotus Sūtra) là lời dạy
chính truyền, tối hậu của Đức Phật. Theo ông, mọi kinh đều đã được Đức Phật nghiền
ngẫm trong một giai đoạn lịch sử của cả thảy năm giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất là
giảng Kinh Hoa Nghiêm Avataỵsaka Sūtra, kéo dài 3 tuần, thứ hai là A-
hàm, Āgama, trong 12 năm, thứ ba là Kinh Phương Quảng Vaipulya Sūtra, 8 năm, thứ
tư là giai đoạn kinh Bát-nhã, kéo dài 21 năm, và thứ năm là giai đoạn của các kinh
Pháp Hoa và Niết-bàn là những lời giảng dạy cuối cùng của Phật trước khi Ngài nhập
Niết bàn. Sự kết hợp Kinh Niết-bàn Mahāparinirvāṇa Sūtra vào với Diệu Pháp Liên
Hoa là cần thiết vì theo định nghĩa và theo truyền thống, đó là bài giảng cuối cùng của
Đức Phật ngay trước lúc Ngài nhập Niết bàn.
Trí Khải lý luận rằng vì Diệu Pháp Liên Hoa quá cao siêu đối với tầm hiểu của một số
môn đệ, nên Phật cũng đã giảng cho họ kinh Mahāparinirvāṇa. Nét đặc trưng của
tổng hợp học thuyết Thiên Thai là việc giảng dạy rằng mọi vật trong mọi lãnh vực đều
thâm nhập vào nhau. Lý do là vì mọi vật đều chia sẻ một sự duy nhất hữu cơ là Tinh
Thần Duy Nhất - trong tình trạng vẩn đục thì tạo thành những hiện tượng của sắc giới,
trong tình trạng thanh tịnh thì tạo thành Phật giới. Kết luận cao nhất của triền tư tưởng
này đã đạt được bởi ông tổ thứ chín của trường phái Thiên Thai là Chấn Ân (711-782