ĐẠI CƯƠNG LỊCH SỬ PHẬT GIÁO THẾ GIỚI - Trang 122

Thời Kỳ Truyền Đạo Đầu Tiên

Có thể Phật giáo đã bắt đầu xâm nhập từ từ và không liên tục vào nền văn hóa Tây
Tạng từ trước thế kỷ VII, nhưng sự tiếp xúc quan trọng đầu tiên đã xảy ra do công của
vua Srong-btsan-sgam-po (đọc là song sen gam po; chết năm 650). Vị vua này có hai
vợ theo Phật giáo, một người từ Nepal và một người từ Trung Quốc. Ngoài ra, ông
vua này đã có công lớn trong việc phát triển vương quốc Tây Tạng, sát nhập một phần
của nước Trung Hoa vốn đã là Phật giáo từ trước. Vào thế kỷ VIII, vua Khri-Srong-
Ide-brtsan (đọc là tri ong đét sân) lập tu viện đầu tiên tên là bSam-yes (đọc là Xam
Yay
), bằng cách mời các thượng tọa Phật giáo từ Ấn Độ đến hoàng cung. Vị thượng
toạ nhân lời mời là Śāntarakṣita, thuộc truyền thống đại học bắc Ấn, gặp khó khăn rất
lớn trong việc lập tu viện, nên đã rút lui về lại Ấn Độ. Sau đó, vua đã mời một Thiền
sư phái bí truyền Tantra tên là Padmasambhava, thì người này đã thành công hơn
Śāntarakṣita, vì theo như truyền thuyết, ông đã có thể chế ngự các thần địa phương mà
trước đây từng chống lại hoạt động của Thượng tọa học giả. Ý nghĩa của giai thoại
này còn tranh cãi nhiều. Người ta biết rằng có những phe phái chống lại vua, những
phe phái này tự nhận mình thuộc truyền thống tông giáo tiền-Phật giáo, tập trung vào
ý tưởng vua là thần, và chống lại việc du nhập Phật giáo vào Tây Tạng. Nhưng sau
này Padmasambhava đã rời Tây Tạng, và Śāntarakṣita lại có thể trở lại Tây Tạng để
tiếp tục hoạt động của ông trong việc đào tạo thế hệ các Tỳ khưu Tây Tạng đầu tiên,
và ông đã giao nhiệm vụ này cho học trò người Ấn Độ của ông tên là Kamalaśīla.

Trong những thế kỷ phát triển đầu tiên ở Tây Tạng, truyền thống tu viện Phật giáo
được đặc trưng bởi một sự thống nhất rõ nét. Cả vào thời ấy lẫn về sau, do sắc lệnh
của vua, mọi tu viện đều tuân giữ một bộ luật Vinaya duy nhất là luật Mūla-
Sarvāstivādin. Tuy nhiên, bản thân hệ thống tu viện nâng đỡ sự tăng trưởng này lại
không ổn định, và vào giữa thế kỷ IX, vị thiên tử cuối cùng ủng hộ Phật giáo là
Ralpacan bị ám sát (năm 638) và em trai của ông lên nối ngôi, tên là Glangdarma. Vị
vua sau này bách hại Phật giáo một cách ác liệt, cho tới khi ông bị sát hại bởi một nhà
sư Phật giáo muốn bảo vệ Phật pháp khỏi những cuộc tấn công trong tương lai.
Truyền thống Tây Tạng coi thời kỳ bách hại này là điểm mốc kết thúc giai đoạn
truyền đạo đầu tiên ở Tây Tạng.

Thời Kỳ Truyền Đạo Lần Thứ Hai

Sau đó, Tây Tạng bước vào một giai đoạn phân hóa chính trị và chia rẽ nội bộ, và
Phật giáo cũng suy đồi trong tình trạng vô kỷ luật, kèm theo một cuộc nổi dậy của
những người tự xưng là siddhas đi lang thang khắp các miền quê. Đến thế kỷ X, tình
hình chính trị đã bắt đầu ổn định, Phật giáo cũng bắt đầu phục hưng từ từ, và bắt đầu
phát triển những tu viện và trung tâm nghiên cứu mới. Triều đại cai trị cũ còn tồn tại ở
miền tây tiếp tục bảo trợ công việc nghiên cứu và dịch thuật Phật học, và đã sản sinh
một nhân vật nổi danh về dịch thuật và xây dựng các chùa chiền, đó là Rin-chen-

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.