Tất cả các dòng đều dùng cùng một thuật ngữ hư không và Trung Đạo, và về lý thuyết
họ không có sự khác biệt nào ngoại trừ cách hiểu của họ về bản chất của thực tại tối
hậu, có dòng thì nhấn mạnh ở tính chất tích cực, có dòng thì dùng lối mô tả tiêu cực.
Đề tài tranh luận này được hiểu theo quan điểm khác nhau gọi là gZhan tong và rang
tong. Lập trường gZhan tong (nghĩa đen là "một hư không khác") cho rằng có một
thực tại hiện thực cuối cùng, là ý thức thuần tuý sáng ngời, nhưng trong tình trạng
chưa giác ngộ, nó bị nhơ bẩn bởi những điều nhơ bẩn ngẫu nhiên. Thực ra, thực tại
này không trống rỗng bản thể của nó (svabhāva), nhưng trống rỗng những sự nhơ bẩn.
Nói khác đi, viễn tượng gZhan tong coi giáo lý Tathāgatagarbha là chân lý cuối
cùng, paramārtha-satya, mặc dù nó vẫn nhấn mạnh rằng đó là Madhyamaka đích
thực, và tìm cách suy diễn lý thuyết này từ các tác phẩm của Nāgārjuna
(179)
. Lập
trường này tương phản hẳn với lập trường rang tong là học thuyết chủ yếu của
Madhyamaka theo sự diễn giải của các đại biểu Ấn Độ của trường phái này, cho rằng
thực tại không phải một sự vật hiện thực, mà là sự hư không (śūnyatā) hay thiếu sự
hiện hữu nội tại, hay bản thể nội tại (svabhāva) trong mọi vật, kể cả dharmakāya.
Đến thế kỷ XII, trước ảnh hưởng của những dòng mới thuộc thời kỳ truyền đạo thứ
hai này, đã xuất hiện một dòng mới tự nhận mình thuộc thời kỳ truyền đạo đầu tiên và
tự xưng là Dòng rNing-ma (nghĩa là dòng kỳ cựu), và tự nhận Padmasambhava là
người sáng lập. Rất có thể đây là một phản ứng đối với những dòng mới lập, và là một
cố gắng để xác định lại và bảo tồn những giáo lý và thực hành nguyên thủy. Nhìn
chung những giáo lý này phản ánh tính chất của cuộc truyền đạo đầu tiên, kết hợp
những yếu tố của Phật giáo Trung Quốc và Trung Á không thấy có trong cuộc truyền
đạo thứ hai.
Vào thế kỷ XIII ở miền Đông Tây Tạng xuất hiện một dòng mới gọi là dòng Jo-
nang.
(180)
Người sáng lập dòng này tên là Yumo, theo học ở Kailāsa, và người phát
triển dòng này thành hệ thống là Dolpupa, hình như sống ở vùng Dolpo trên biên giới
giữa Tây Tạng và Nepal. Dòng Jonang nhận giáo lý Tathāgatagarbha là chân lý đích
thực, và coi các bản kinh như Tathāgatagarbha, Śrīmālādevī-
siỵhanāda, và Mahāparinirvāṇa Sūtras như là nītārtha, nghĩa là có ý nghĩa trực tiếp
mà không cần diễn giải. Tuy dòng Jonang bị đứng ở một vị trí cô lập và bị các đối thủ
gọi một cách châm biếm là Phật giáo Bà La Môn, nhưng nó đã nổi tiếng trong một
thời kỳ dài mấy thế kỷ liền. Thực vậy, trong số những thành viên của dòng này có hai
người là giáo sư nổi tiếng ở trường Tsongkhapa. Có lẽ nổi tiếng nhất trong số họ là sử
gia Tây Tạng Tārānātha (sinh 1575).
Thế kỷ XIV là thời kỳ kết thúc công trình soạn thảo kinh điển Phật giáo Tây Tạng do
học giả nổi tiếng Buston (1290-1364), là người hoàn tất công trình đã bắt đầu ở tu
viện sNar thang. Vì không có cấu trúc của kinh điển Đại Thừa Ấn Độ làm mẫu cho
người Tây Tạng, nên họ đã chọn một phương thức sắp xếp các kinh hầu như không có
liên quan gì với lối sắp xếp của Tam Tạng của các trường phái Ấn Độ. Họ phân chia