siêu việt tư tưởng thuần lý và vì thế nó loại bỏ được mọi lý luận và mâu thuẫn dựa
trên lý trí.
-----*-----
26
PHẬT GIÁO Ở MÔNG CỔ
N
gười ta tin chắc rằng Phật giáo ngay từ thế kỷ IV đã được truyền vào Mông Cổ từ
Trung Á và Trung Hoa, mặc dù những phát triển sau này của Phật giáo tại đây hầu
như hoàn toàn đi theo các dòng Phật giáo Tây Tạng. Tôn giáo bản xứ của Mông Cổ là
Shaman, tuy nó cũng phản ánh những tư tưởng tôn giáo Ba Tư do việc tiếp xúc với
những người Uighurs theo giáo phái Manikê ở Trung Á. Thời ấy người ta biết rất ít về
bản chất của Phật giáo tại Mông Cổ.
Giai đoạn đầu tiên của việc truyền bá Phật giáo vào Mông Cổ xảy ra do hậu quả của
cuộc bành trướng đế quốc Mông Cổ ở thế kỷ XIII, là thời kỳ các hoàng đế Mông Cổ
chiếm cứ những lãnh thổ rộng lớn khắp châu Á. Kèm theo sự bành trướng này là một
chính sách khuyến khích các chính khách và Tỳ khưu nước ngoài đến triều đình Mông
Cổ (làm con tin). Kết quả là một số lượng rất lớn các Tỳ khưu Phật giáo Tây Tạng,
chủ yếu thuộc dòng Sa-skya, chiếm được những vị trí có ảnh hưởng lớn tại triều đình,
và những người này đã thu hút sự quan tâm chung đối với các dòng Phật giáo của họ.
Nổi tiếng nhất trong số họ là Phags-pa (1235-80), người đã thành công trong việc cảm
hóa vua Kublai Khan (1260-94) trở thành một tín đồ Phật giáo. Lúc này cả triều đình
Mông Cổ đều đã theo dòng Phật giáo Mật tông, và người ta có thể suy diễn một cách
chắc chắn rằng người Mông Cổ đã bị thu hút rất mạnh bởi tính chất shaman (tôn giáo
bản xứ Mông Cổ) của phái Phật giáo Tantra. Đến thời vua Mông Cổ cuối cùng, đã có
nhiều tu viện được thiết lập và một phần của kinh điển Tây Tạng được dịch sang tiếng
Mông Cổ. Tuy vậy, Phật giáo vẫn chỉ chiếm được sự quan tâm của giới cai trị Mông
Cổ, và đã suy tàn cho tới giai đoạn truyền đạo thứ hai.
Giai đoạn truyền đạo thứ hai của Phật giáo vào Mông Cổ bắt đầu bằng những tiếp xúc
mới với Tây Tạng nhờ có những đoàn quân viễn chinh do Altan Khan (1507-83) cầm
đầu đưa sang phần đất phía Đông của nước này. Trên đất Tây Tạng, dòng Phật giáo
dGe-lugs muốn tìm kiếm sự ủng hộ chính trị để chống lại dòng Sas-kya, nên đã đề
nghị kết nghĩa với Altan Khan, và nhờ vậy, vị giáo trưởng của dòng này là bSod-
nams-rgya-mtsho đã được phong tước hiệu Đạt Lai Lạt Ma. Hai người tiền nhiệm của
giáo trưởng này cũng được phong tước như thế sau khi họ đã chết, vì vậy bSod-nams-
rgya-mtsho là vị Đạt Lai Lạt Ma thứ baṬừ đó về sau, dòng dGe-lugs tại Mông Cổ
không có một đối thủ cạnh tranh nào. Bản thân vị Đạt Lai Lạt Ma thứ tư cũng là người