trạm dừng chân trên đường đi Ấn Độ, và nhà sư Tây Tạng Dharmasvāmin (thế kỷ
XIII) đã tới học tại đây nhiều năm trước khi tìm cách đi vào quê hương của Phật giáo
ở Ấn Độ, mà thời đó đã bị quân xâm lăng Hồi giáo chiếm đóng. Chỉ sau cuộc chinh
phục của người Gurkha vào năm 1768, Phật giáo tại Nêpal mới bắt đầu chịu đựng
những sự áp bức chính trị. Người Gurkha cai trị Nêpal vốn là những quân nhân Ấn Độ
bị quân Hồi giáo đánh đuổi khỏi Rajasthan ở Ấn Độ, có tham vọng Ấn giáo hóa các
lãnh thổ mới chinh phục của mình, nên thỉnh thoảng đã thực hiện những chính sách
đàn áp những người Nêpal theo Phật giáo.
Ngoài khả năng thấu triệt những tính chất đặc trưng của Phật giáo Ấn Độ, người Phật
giáo Nêpal còn bảo tồn được nguồn chính và thường là nguồn độc nhất về nhiều bản
văn Phật giáo ở bản gốc chữ Phạn, bao gồm nhiều kinh Đại Thừa. Phần lớn những tài
liệu này mang tính chất Tantra, nhưng cũng có một số thủ bản có giá trị của các tài
liệu gọi là navadharma, là chín bản Giáo pháp gồm Lalitavistara, Gaṇḍavyūha,
Laṅkāvatāra, Samādhirāja, Daśabhūmika, Suvarṇa-prabhāsa, Saddharma-puṇḍarīka,
Aṣṭasāhasrikā-Prajñāpāramitā Sūtra, và Guhyasamāja Tantra. Các đền chùa Phật
giáo đã lưu trữ được tương đối an toàn nhiều ngàn thủ bản, thậm chí cả một số thủ bản
cổ của Ấn Độ, được sao lại ở Nālandā và Vikramaśīla vào thế kỷ X hay XI và được
đưa sang Nêpal. Có thể nói việc bảo tồn di sản đồ sộ của Phật giáo bằng tiếng Phạn là
công lao của các tín đồ Phật giáo ở Nêpal. Nếu không có những cố gắng của họ để sao
chép và gìn giữ những thủ bản trong các đền chùa của người Nêpal, hẳn phần lớn các
văn bản Phật giáo bằng chữ Phạn chỉ có thể được các Phật tử ngày nay biết đến dựa
vào các bản dịch bằng tiếng Tây Tạng và Trung Hoa mà thôi.
(182)
-----*-----
28
PHẬT GIÁO Ở BA TƯ
N
hững hiểu biết của chúng ta về lịch sử phát triển Phật giáo ở Ba Tư hiện còn đang
ở giai đoạn chủ yếu là suy đoán. Dù vậy, tóm lược một số quan điểm hiện nay cũng là
điều quan trọng để hiểu được lịch sử này. Có rất ít cuộc tra cứu khảo cổ học về những
vùng đất của nước Iran hiện đại mà Phật giáo có thể đã hiện diện, và theo tôi được
biết, không có một cuộc tra cứu khảo cổ học trong vùng Caucase ở phía Tây. Mãi tới
thế kỷ XIX mới bắt đầu có những chứng cớ văn bản về ảnh hưởng của Phật giáo đối
với văn hóa Ba Tư và Ả Rập. Và mấy thập kỷ gần đây mới bắt đầu có việc xác định
những bằng chứng về ảnh hưởng của các đền đài Phật giáo và về việc hiểu biết Phật
giáo trong thực tế.