ĐẠI CƯƠNG LỊCH SỬ PHẬT GIÁO THẾ GIỚI - Trang 9

C

ó thể nói về Phật giáo bằng nhiều cách khác nhau. Trong số những thuật ngữ xấp xỉ

đồng nghĩa với nhau, tôi thấy gama là một thuật ngữ có ý nghĩa đặc biệt phong phú.
Nó dùng để nói về một di sản kinh điển được lưu truyền từ đời nọ sang đời kia, đặc
biệt là những bài giảng của Đức Phật, cũng được gọi là gama trong những trường phái
Phật giáo Ấn Độ sử dụng tiếng Phạn làm ngôn ngữ viết. Hiểu theo nghĩa hẹp hơn,
thuật ngữ này có nghĩa là "cái gì đến" theo nghĩa là một cái gì được lưu truyền tới
chúng ta bằng một truyền thống có sẵn, và vì vậy, theo tôi, nó không chỉ nói về một
sưu tập các văn bản, mà còn bao gồm những phương pháp đã được công nhận trong
việc chú giải, hiểu, và áp dụng những bản văn đó - rồi đến lượt những phương pháp
này lại được chấp nhận và làm giàu thêm bởi những tổ chức của Phật giáo. Chính vì
những hàm ý rộng lớn này mà tôi thấy thuật ngữ gama giàu ý nghĩa nhất, vì nó nhấn
mạnh rằng Phật giáo là một cái gì được để lại, được lưu truyền lại qua các thế hệ Phật
tử nối tiếp nhau trong suốt 25 thế kỷ qua.

Tuy có sự nối tiếp liên tục này, truyền thống Phật giáo lại vô cùng khác biệt, và đây là
lý do chính thúc đẩy tôi viết ra cuốn sách thuộc loại này. Cách đây khoảng 18 năm,
khi tôi thực sự tiếp xúc với Phật giáo lần đầu tiên, tôi mang một cảm giác ngạc nhiên,
sửng sốt, thất vọng, và hoang mang vì sự khác biệt này - nhưng ở đây tôi không muốn
xác định cảm giác nào là mạnh hơn. Chủ yếu lần sơ ngộ đó đã cho tôi một nguồn cảm
hứng để cố gắng tìm ra những lý tưởng nòng cốt của Phật giáo, nhưng cũng còn có
cảm giác vui khóai, thích thú, và đôi khi bán tín bán nghi đối với một số điều mâu
thuẫn bề ngoài hay thực sự của nó. Dần dà, nó đã tạo cho tôi một sự tò mò không thể
nào dập tắt.

Tôi không phải người đầu tiên cảm nghiệm sự tò mò này, vì truyền thống Phật giáo đã
có biết bao thế hệ sử gia trước thế hệ của chúng ta rồi. Tôi càng không phải người duy
nhất ở thế kỷ này đã chứng kiến sự đua nở của vô số các cố gắng nhằm tháo gỡ những
nút thắt của các truyền thống địa phương, để đan kết lại thành một lịch sử duy nhất về
Phật giáo. Tôi luôn luôn tự đặt ra những câu hỏi về truyền thống, những câu hỏi mà
đôi khi hình như không có câu trả lời đầy đủ hay không phù hợp với đầu óc hoài nghi
của tôi. Tôi không nghi ngờ cuốn sách này phản ánh sự thôi thúc đó, nhưng tôi luôn
xác tín rằng mang tâm trạng hoài nghi không phải là vô đạo, cũng không phải là thiếu
đức tin. Dù sao, nó cũng có những nguy hiểm, đặc biệt nếu chúng ta để mình rơi vào
thái độ ngạo mạn hay bất cần đời, và tôi hi vọng tôi đã tránh được cả hai mối nguy
hiểm này khi viết về truyền thống Phật giáo trong cuốn sách này.

Tôi có nhiều tham vọng khi viết cuốn "lịch sử" này. Nó được bắt đầu do lời yêu cầu
của Dharmacri Lokamitra, để đáp ứng những nhu cầu của một chương trình nghiên
cứu của trường Trailokya Bauddha Mahsangha Sahayak Gana. Tuy nhiên, nó cũng
được viết cho một thành phần độc giả rộng hơn, với hi vọng rằng, tuy ngắn gọn, nó có

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.