Những suy đoán này nói như cách của Vương Tứ Xuyên thì đúng là
“như cứt”, viên đá đó không phải bị đập vỡ thì chẳng lẽ nó tự mọc ra được
à? Nhưng những lời tiếp theo của anh Điền thì đúng là rất hữu dụng.
Sau khi cắt viên đá ra, anh ấy phát hiện những lỗ nhỏ trên viên đá dường
như là những vết ăn mòn, đây là kết quả của việc ăn mòn do axit, điều đó
chứng tỏ viên đá này đã qua xử lý của con người. Cách giải thích của anh
Điền dường như gián tiếp chứng minh cho lý luận của Bùi Thanh, nhưng
anh Điền cho rằng, hiện tượng này không phải viên đá bị xử lý mà vì nước
nóng chảy vào sông ngầm, rồi đổ xuống vực sâu gây nên.
Về mặt địa chất học, thì đây là thuyết mâu thuẫn cục bộ. Viên đá ấy được
hình thành ở khúc sông này hay bị cuốn từ thượng nguồn xuống? Vấn đề đó
khiến chúng tôi suy nghĩ nát óc suốt mấy tháng trời, chỉ nghe đến nó, tôi đã
đau hết cả đầu.
Bản thân viên đá mang tính kiềm rất mạnh, nên trước lúc thi công người
ta dùng dung dịch axit tẩy rửa, cách giải thích này nghe có vẻ cũng hợp lý,
nhưng giả thuyết đổ axit đã qua sử dụng xuống sông thì cũng không sai.
Cuối cùng, then chốt của vấn đề lại quay về chuyện vì sao Hà Nhữ Bình
nhặt viên đá ấy mang lên, lẽ nào vì cậu ấy muốn thông báo tính axit mạnh ở
phía dưới vẫn còn tàn lưu rất nhiều? Nhưng viên đá được mang về rất sạch
sẽ, rõ ràng axit đã được gột rửa từ trước đây rất lâu, các góc cạnh cũng được
mài tròn, phía trên không còn dấu tích của axit mạnh.
Còn Hà Nhữ Bình rõ ràng bị nhiệt độ cao làm cho bỏng chứ không phải
bị axit ăn mòn.
Cuối cùng, anh Điền đặt ra một vấn đề, đó là vị trí. Có lẽ chúng tôi đã thả
cáp thép vào đúng điểm gần khu vực nhiệt độ cao, sông ngầm đổ xuống vực